Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ

Số trang: 258      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,003.95 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ dưới đây gồm có 3 chương trình bày về khái quát về ca dao và ca dao về Bác Hồ, thể thơ và kết cấu của ca dao về Bác Hồ, ngôn ngữ của ca dao về Bác Hồ. Với các bạn chuyên ngành Văn học thì đây là tài liệu hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THUÝ KIỀUĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO VỀ BÁC HỒ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP TP. HỒ CHÍ MINH - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Trường Đại học Sưphạm thành phố Hồ Chí Minh đã rất tận tâm, nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thờigian thực hiện luận văn. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của : - Quý thầy cô giáo - Phòng sau Đại học trường ĐHSP TP.HCM - Các cơ sở cung cấp dữ liệu (thư viện-trang web-các bài báo-các cá nhân có tàiliệu hỗ trợ) - Gia đình, người thân - Bạn bè gần xa, đồng nghiệp … Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Thúy Kiều MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Ca dao là một thể loại của văn học dân gian Việt Nam, là những sáng tác trữ tình biểuhiện tình cảm, nỗi niềm của con người trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu, tình cảm giađình, quê hương, đất nước,…Những tâm tư ấy xuất phát từ trái tim của con người. Đối tượngmà ca dao hướng đến có thể là người bạn, người yêu, người thân, người anh hùng dân tộc… Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài vô tận cho thơ ca. Tìm hiểu về Bác bao giờ cũng là mộtnhu cầu lớn và khẩn thiết của nhân dân. Hàng loạt các bài viết, các công trình nghiên cứu vềcuộc đời Bác, tấm gương đạo đức của Bác, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp thơ văn củaBác…ra đời. Hình tượng Bác được xây dựng chân thật và đẹp đẽ trong nhiều loại hình nghệthuật như: hội họa, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, sân khấu, …nhưng có lẽ thành công nhất làthơ ca, trong đó có ca dao. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử thời hiện đại được ca dao hướng đếnđể nhận thức. Ca dao về Bác chiếm số lượng khá lớn trong mảng ca dao hiện đại. Thế nhưng,hiện nay bộ phận ca dao về Người chưa được nghiên cứu bao nhiêu. Để hiểu sâu hơn mảng cadao này, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ. Ca dao bày tỏ tình cảm, nguyện vọng, suy nghĩ của nhân vật trữ tình nhưng không phảichỉ bày tỏ tình cảm cá nhân mà còn đại diện cho quảng đại quần chúng nhân dân. Cho nên,khảo sát đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tình cảmcủa nhân dân đối với Bác. Nghệ thuật ca dao nói chung và ca dao về Bác nói riêng rất đa dạng. Thể thơ, kết cấu,ngôn ngữ, hình ảnh, thời gian, không gian…tất cả những đặc điểm ấy đã được các tác giả dângian vận dụng khá linh hoạt, góp phần làm nổi bật tình cảm của Bác đối với nhân dân cũng nhưtình cảm của nhân dân đối với Bác. Hơn nữa, đặc điểm nghệ thuật của ca dao thì hầu như đã được các nhà nghiên cứu chú ýtới từ lâu, phân tích, mổ xẻ rất nhiều. Riêng về đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác thì rảirác chỉ một số bài viết. Chính vì thế, người viết mong muốn với đề tài luận văn này có thể gópmột phần nhỏ vào việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao nói trên.2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu ca dao về Bác đã và đang được nhiều người quan tâm. Liên quan đến đề tài“Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ” có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây: Thi Nhị có bài “Bác Hồ và nguồn ca dao mới” đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số4/1984. Bài viết chủ yếu nói về tình cảm mãnh liệt, sâu đậm của nhân dân đối với Bác Hồ kínhyêu qua ca dao. Tác giả cũng đề cập đến một đặc điểm về ngôn ngữ của mảng ca dao này, đó làviệc sử dụng phương pháp tỉ dụ quen thuộc của ca dao cổ truyền để khắc họa một cách chânthực, gần gũi, mộc mạc hình ảnh của lãnh tụ. “ …với phương pháp tỉ dụ quen thuộc của ca daotruyền thống, đã khắc họa một cách chân xác và nghệ thuật song lại rất gần gũi, mộc mạc hìnhảnh của lãnh tụ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” [ 64,5] Với hai công trình “ Suy nghĩ về cảm quan dân gian qua hình tượng Bác Hồ” đăngtrên Tạp chí Văn hóa dân gian , số 1/1990 và “ Một nét đẹp trong bức tranh văn hóa dân gianđương đại: ca dao về Bác Hồ” đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 4/1991, Nguyễn XuânLạc đã đề cập đến cảm quan dân gian đối với Bác qua ca dao. Tác giả cho rằng hình tượng BácHồ trong ca dao đã được sáng tác theo cảm quan “ thần thánh hóa”. Với cảm quan này, ca daotìm đến những biểu trưng của cái đẹp tuyệt đối, cái đẹp toàn bích, lý tưởng để thể hiện lãnh tụ.Và chính cảm quan ấy đã chi phối bút pháp nghệ thuật của ca dao về Bác. Đó là bút pháp thiênvề tượng trưng, khái quát hơn là miêu tả những chi tiết sống thật của con người Bác, cuộc đờiBác. “Để diễn tả một con người có “tầm vóc thế kỷ” như Bác, thì sử dụng bút pháp tượngtrưng và khái quát là thích hợp, bút pháp này có nhiều khả năng để tôn cao đối tượng thẩm mỹtheo cảm quan “thần thánh hóa” của nhân dân ta. Bằng bút pháp ấy, ca dao quần chúng đãdựng lên những hình ảnh cao đẹp, rộng lớn, hùng vĩ, thiêng liêng về Bác với nghệ thuật so sánhví von truyền thống đậm đà: mặt trời, vầng Thái Dương, sao Bắc Đẩu, gương Hồ Thủy, hònThái Sơn, trời đất, sông bể, hoa sen, hương quế, hương trầm…bởi vì chỉ có những hình ảnh ấythì mới xứng đáng với tầm vóc vĩ đại của Bác và mới thỏa tấm lòng ngưỡng mộ, tôn kính, biếtơn của nhân dân ta đối với Bác”.[34, 9] Trần Gia Linh với bài viết “Bốn mươi lăm năm ca dao dâng Bác” đăng trên Tạp chíVăn hóa dân gian số 1/1990 đã khẳng định: “ Ca dao diễn tả về Người như một sự thống nhấttuyệt diệu giữa cái vĩ đại trong sự bình dị; giữa những hình ảnh kì vĩ có tính chất thần thoại vớinhững hình ...

Tài liệu có liên quan: