Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Viễn Phương

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.55 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Viễn Phương tìm hiểu nội dung tư tưởng của thơ Viễn Phương thông qua những nét chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ; sáng tạo của nhà thơ Viễn Phương về phương diện nghệ thuật thơ, góp thêm tiếng nói khẳng định sự đóng góp của ông cho thơ ca Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Viễn PhươngTHƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINHVIỆN Huỳnh Thị Ngọc Yến ĐẶC ĐIỂM THƠ VIỄN PHƯƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN KHA Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. NguyễnVăn Kha – người Thầy luôn nhiệt thành hướng dẫn, giúpđỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Trường Đại học Sư Phạm Thành phố HồChí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học,Quý Thầy Cô ở Khoa Văn Trường Đại học Sư Phạm vàTrường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thànhphố Hồ Chí Minh, đã tham gia giảng dạy chúng tôi trongsuốt thời gian học cao học tại Trường; Ban Giám Hiệu vàđồng nghiệp trường THPT Trần Phú đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể theo họcchương trình sau đại học; Tập thể Lớp Văn học ViệtNam khoá 18 (2007-2010) đã gắn bó, động viên tôi trongquá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TSPhan Thanh Bình, gia đình nhà thơ Viễn Phương đãnhiệt tình, cung cấp các hình ảnh, tư liệu quý về nhà thơ,tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Xin cám ơn gia đình đã hết sức tận tuỵ, giúp đỡ và hỗtrợ tôi để tôi có điều kiện hoàn thành tốt luận văn củamình. Cuối cùng, cho tôi xin được nói lời tri ân tất cả. Người thực hiện luận văn HUỲNH THỊ NGỌC YẾN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với hơn 50 năm cầm bút, cuộc đời Viễn Phương đã cống hiến trọn vẹn cho cách mạng, chothơ văn đến tận hơi thở cuối cùng. Đó là một nhân cách đáng được trân trọng. Với tính cách khiêmnhường, nụ cười đôn hậu, tâm hồn thanh cao, không màng bon chen danh lợi…, nhân cách ViễnPhương luôn toả sáng. Đọc “Tuyển tập Viễn Phương”, người đọc sẽ không khỏi ngạc nhiên, vì số lượng tác phẩmcủa ông tương đối lớn (10 tập truyện và ký, 7 tập thơ) nhưng rất ít người biết đến và nghiên cứu.Mới đây, tác giả Mai Thuỵ Thanh Vân, với luận văn thạc sĩ của mình đã chọn và bảo vệ thành côngđề tài “Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Viễn Phương”. Hầu hết trong các thư viện của cáctrường đại học cũng như thư viện các tỉnh, thư mục về Viễn Phương rất ít, và những công trìnhnghiên cứu sâu về ông cũng thật hiếm hoi. Thiết nghĩ một nhà thơ tâm huyết với đời, với nghề vănnhư Viễn Phương với tấm lòng đôn hậu, thuỷ chung, ấm áp tình người, tình đời như thế cần phảiđược quan tâm nghiên cứu. Là một người con miền Nam, với tấm lòng thành kính của mình, với đề tài luận văn thạc sĩ“Đặc điểm thơ Viễn Phương”, tôi mạnh dạn đặt vấn đề tìm hiểu thơ Viễn Phương trên hai phươngdiện nội dung và nghệ thuật nhằm khẳng định có cơ sở khoa học ý nghĩa và giá trị của thơ ViễnPhương. Bằng cách như vậy, luận văn góp phần thẩm định sức sống của những tác phẩm của nhàthơ Nam Bộ cùng với thời gian và lòng người. Với những tham vọng như trên, luận văn là tiếng nóitri ân nhà thơ - người đã góp công vun đắp khu vườn văn học Nam Bộ với những hoa thơm trái ngọtcho hậu thế hôm nay và mai sau. Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài để góp phần đưa Viễn Phươngnói riêng và các cây bút tài hoa của miền Nam nói chung có dịp khoe sắc trong vườn hoa văn họccủa dân tộc, và góp phần tạo nên cái nhìn đa chiều, đa diện và sâu sắc hơn về một cuộc đời, một tâmhồn của nhà văn, nhà thơ, nhà giáo Viễn Phương. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Đặc điểm thơ Viễn Phương”, mục đích của chúng tôi hướng đến đó là: - Tìm hiểu nội dung tư tưởng của thơ Viễn Phương thông qua những nét chủ đạo trong cảmhứng sáng tác của nhà thơ; - Phát hiện những tìm tòi, sáng tạo của nhà thơ Viễn Phương về phương diện nghệ thuật thơ,góp thêm tiếng nói khẳng định sự đóng góp của ông cho thơ ca Nam Bộ, góp phần làm phong phúnền văn học dân tộc. 3. Lịch sử vấn đề Với 10 tập truyện và ký, 7 tập thơ, lao động nghệ thuật của Viễn Phương gắn với những giaiđoạn lịch sử sôi động của dân tộc: kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, công cuộc đổi mới, xâydựng đất nước trong hoà bình. Thế nhưng, công trình nghiên cứu về Viễn Phương còn rất ít ỏi. Viết lời tựa cho tập “Phù sa quê mẹ”, nhà thơ Chế Lan Viên phát hiện “nét tính cách tươisáng, tươi mát” trong thơ Viễn Phương. Đó là sự “lạc quan” “quán xuyến” toàn bộ thơ ViễnPhương: “Tôi chú ý đến Viễn Phương tác giả “Đám cưới giữa mùa xuân” thấy anh lúc nào cũngtủm tỉm cười. Giữa địa ngục của chiến tranh mà nghĩ đến mùa xuân, đến đám cưới, đó là nét lạcquan chung của chúng ta lúc ấy, mà lại phù hợp với tính cách tươi sáng, tươi mát sau này tôi thấyquán xuyến toàn bộ thơ ...

Tài liệu có liên quan: