Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan
Số trang: 179
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.46 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan sau đây gồm có 3 chương trình bày về truyện ngắn và hoạt động văn chương của Lý Lan; con người trong truyện ngắn Lý Lan; truyện ngắn Lý Lan - những đặc trưng về nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Hồ Kim PhụngChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Sư phạm Thành phốHồ Chí Minh, Phòng Khoa học và Đào tạo Sau đại học, Quý Thầy Cô ở Khoa Văntrường Đại học Sư phạm và trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn thànhphố Hồ Chí Minh, đã giảng dạy chúng tôi trong suốt ba năm học cao học tại trường;Ban giám hiệu và Quý Thầy Cô ở Tổ Văn Trường THPT Trần Phú, đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể theo học chương trình sau đại học. Xin cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân vì Cô đã hướng dẫn tôi thựchiện đề tài này. Cô đã giúp tôi tiếp cận đề tài và triển khai luận văn với một tinhthần cởi mở và luôn khuyến khích tôi thể hiện ý kiến cá nhân. Cô cũng dành thờigian đọc và sửa chữa luận văn của tôi. Đặc biệt, tôi xin cám ơn nhà văn Lý Lan đã trả lời phỏng vấn, nhiệt tình cungcấp cho tôi tài liệu và hình ảnh có liên quan đến đề tài. Xin cám ơn gia đình đã hết sức tận tụy giúp đỡ tôi và hỗ trợ tôi trong quátrình tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, cho tôi được nói lời tri ân tất cả. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng về tính chất, vềdung lượng so với các thể loại khác. Truyện ngắn ra đời gắn chặt với hoạt động báochí nên dễ phổ biến đến người đọc. Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắnphù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại công nghiệp. Là “một látcắt của đời sống”, như giọt nước nhỏ dung chứa cả đại dương, những truyện ngắnhay dễ để lại nhiều dư âm, ám ảnh trong lòng người đọc. Gần như nhà văn nào cũngít nhiều thử mình qua truyện ngắn. Truyện ngắn Việt Nam đã trải qua một lịch sửtrên một thế kỷ và có nhiều thành tựu nhất định, đã trở thành món ăn tinh thầnkhông thể thiếu của công chúng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn họcđương đại. 1.2. Trong truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn của các nhà văn nữ là mộtbộ phận rất đáng chú ý. Có thể nói, trong giai đoạn văn học đương đại, các nhà vănnữ có phần lấn át nam giới trên phương diện truyện ngắn. Xã hội càng cởi mở,người nữ càng có cơ hội bộc lộ khả năng suy nghĩ và diễn đạt bằng văn bản. Tiếpnhận cái mới nhanh nhạy, táo bạo trong cách viết, không ngừng đi về phía trước,nhiều nhà văn nữ đã làm nên sự kiện: Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê,Võ ThịHảo, Phạm Thị Hoài, Ngô Thị Kim Cúc,Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc,Phan Thị Vàng Anh… trong đó, Lý Lan là trường hợp tỏ rõ khả năng chuyênnghiệp, và là người viết truyện ngắn mang đậm bản sắc phương Nam. Từ năm 2003, tác phẩm của Lý Lan được đưa vào giảng dạy ở trường trunghọc cơ sở trong chương trình ngữ văn lớp 7 với tản văn “Cổng trường mở ra”. 1.3. Có thể nghiên cứu truyện ngắn trên nhiều phương diện, ở đây với đề tàiĐặc trưng truyện ngắn Lý Lan, chúng tôi tiếp cận thể loại trong phạm vi một tácgiả và tập trung vào phương diện đặc trưng. Có thể nói, nội hàm của khái niệm đặctrưng ở đây gần với khái niệm phong cách (style). Chúng tôi nghiên cứu phong cáchtác giả qua một thể loại cụ thể là truyện ngắn. Việc nghiên cứu này đáp ứng nhu cầu trang bị những kiến thức về thể loại,phong cách tác giả, vốn cần thiết cho công việc giảng dạy ở nhà trường phổ thôngcủa chúng tôi, đồng thời giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về tính chất của đời sống vănhọc và văn hóa Việt Nam đương đại, đặc biệt là văn học và văn hóa Nam Bộ. 1.4. Trên góc độ một công tình chuyên khảo hay một luận văn, đây là mộtđề tài mới, hoàn toàn chưa có ai thực hiện. Chúng tôi nhận thấy, hiện nay những bàinghiên cứu, phê bình về tác giả này chưa nhiều, chỉ có một số bài giới thiệu sáchtrên báo, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về truyện ngắn LýLan. Tìm đến văn xuôi Lý Lan, nhất là qua truyện ngắn của bà, tôi phần nào cảmnhận được sâu sắc hơn những tâm tình của người phụ nữ, của tuổi trẻ miềnNam…và hiểu thêm văn học miền Nam và những giá trị văn hóa Nam Bộ hiện đạivẫn luân chảy, tiếp nối trong sáng tác của bà. Hơn nữa, là giáo viên giảng dạy ởtrường phổ thông, việc tìm hiểu truyện ngắn Lý Lan đối với tôi có một ý nghĩa thiếtthực là qua đó, tôi đã được trang bị thêm những kiến thức cần thiết và bổ ích choviệc giảng dạy truyện ngắn nói chung và các tác phẩm của nhà văn này nói riêng. Những nguyên nhân trên là động lực khiến tôi muốn đi sâu vào nghiên cứunhững truyện ngắn của Lý Lan, cũng như muốn khẳng định sự đóng góp của bà chovăn học Nam Bộ hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung quađề tài Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhà văn Lý Lan viết nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tiểu luận phê bình…nhưng gắn bó lâu dài và làm nên tên tuổi Lý Lan chính là ở thể tài truyện ngắn. Trọng tâm khảo sát của luận văn là toàn bộ truyện ngắn của Lý Lan, tính đến thời điểm hiện nay (10 - 2009) gồm 102 truyện ngắn, tập trung trong các tập truyện đã xuất bản như: Cỏ hát, Chút lãng mạn trong mưa, Truyện Nguyễn Hải Chí, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Lý Lan (in chung), Chiêm bao thấy núi, Đất khách, Dị mộng, Quá chén, Người đàn bà kể chuyện, Hồi xuân và các truyện ngắn đăng trên báo: Chàng nghệ sĩ, Sau buổi họp, Cái trở mình trong đêm về sáng, Trích sổ chủ nhiệm, Một năm, Cha, con, thầy và trò; Nắng buổi sáng, Đêm sao, Điện thoại, Đi du lịch, Đau tim. Ngoài ra, chúng tôi tiếp cận thêm tác phẩm thuộc thể loại khác của Lý Lan: Một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Hồ Kim PhụngChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Sư phạm Thành phốHồ Chí Minh, Phòng Khoa học và Đào tạo Sau đại học, Quý Thầy Cô ở Khoa Văntrường Đại học Sư phạm và trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn thànhphố Hồ Chí Minh, đã giảng dạy chúng tôi trong suốt ba năm học cao học tại trường;Ban giám hiệu và Quý Thầy Cô ở Tổ Văn Trường THPT Trần Phú, đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể theo học chương trình sau đại học. Xin cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân vì Cô đã hướng dẫn tôi thựchiện đề tài này. Cô đã giúp tôi tiếp cận đề tài và triển khai luận văn với một tinhthần cởi mở và luôn khuyến khích tôi thể hiện ý kiến cá nhân. Cô cũng dành thờigian đọc và sửa chữa luận văn của tôi. Đặc biệt, tôi xin cám ơn nhà văn Lý Lan đã trả lời phỏng vấn, nhiệt tình cungcấp cho tôi tài liệu và hình ảnh có liên quan đến đề tài. Xin cám ơn gia đình đã hết sức tận tụy giúp đỡ tôi và hỗ trợ tôi trong quátrình tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, cho tôi được nói lời tri ân tất cả. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng về tính chất, vềdung lượng so với các thể loại khác. Truyện ngắn ra đời gắn chặt với hoạt động báochí nên dễ phổ biến đến người đọc. Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắnphù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại công nghiệp. Là “một látcắt của đời sống”, như giọt nước nhỏ dung chứa cả đại dương, những truyện ngắnhay dễ để lại nhiều dư âm, ám ảnh trong lòng người đọc. Gần như nhà văn nào cũngít nhiều thử mình qua truyện ngắn. Truyện ngắn Việt Nam đã trải qua một lịch sửtrên một thế kỷ và có nhiều thành tựu nhất định, đã trở thành món ăn tinh thầnkhông thể thiếu của công chúng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn họcđương đại. 1.2. Trong truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn của các nhà văn nữ là mộtbộ phận rất đáng chú ý. Có thể nói, trong giai đoạn văn học đương đại, các nhà vănnữ có phần lấn át nam giới trên phương diện truyện ngắn. Xã hội càng cởi mở,người nữ càng có cơ hội bộc lộ khả năng suy nghĩ và diễn đạt bằng văn bản. Tiếpnhận cái mới nhanh nhạy, táo bạo trong cách viết, không ngừng đi về phía trước,nhiều nhà văn nữ đã làm nên sự kiện: Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê,Võ ThịHảo, Phạm Thị Hoài, Ngô Thị Kim Cúc,Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc,Phan Thị Vàng Anh… trong đó, Lý Lan là trường hợp tỏ rõ khả năng chuyênnghiệp, và là người viết truyện ngắn mang đậm bản sắc phương Nam. Từ năm 2003, tác phẩm của Lý Lan được đưa vào giảng dạy ở trường trunghọc cơ sở trong chương trình ngữ văn lớp 7 với tản văn “Cổng trường mở ra”. 1.3. Có thể nghiên cứu truyện ngắn trên nhiều phương diện, ở đây với đề tàiĐặc trưng truyện ngắn Lý Lan, chúng tôi tiếp cận thể loại trong phạm vi một tácgiả và tập trung vào phương diện đặc trưng. Có thể nói, nội hàm của khái niệm đặctrưng ở đây gần với khái niệm phong cách (style). Chúng tôi nghiên cứu phong cáchtác giả qua một thể loại cụ thể là truyện ngắn. Việc nghiên cứu này đáp ứng nhu cầu trang bị những kiến thức về thể loại,phong cách tác giả, vốn cần thiết cho công việc giảng dạy ở nhà trường phổ thôngcủa chúng tôi, đồng thời giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về tính chất của đời sống vănhọc và văn hóa Việt Nam đương đại, đặc biệt là văn học và văn hóa Nam Bộ. 1.4. Trên góc độ một công tình chuyên khảo hay một luận văn, đây là mộtđề tài mới, hoàn toàn chưa có ai thực hiện. Chúng tôi nhận thấy, hiện nay những bàinghiên cứu, phê bình về tác giả này chưa nhiều, chỉ có một số bài giới thiệu sáchtrên báo, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về truyện ngắn LýLan. Tìm đến văn xuôi Lý Lan, nhất là qua truyện ngắn của bà, tôi phần nào cảmnhận được sâu sắc hơn những tâm tình của người phụ nữ, của tuổi trẻ miềnNam…và hiểu thêm văn học miền Nam và những giá trị văn hóa Nam Bộ hiện đạivẫn luân chảy, tiếp nối trong sáng tác của bà. Hơn nữa, là giáo viên giảng dạy ởtrường phổ thông, việc tìm hiểu truyện ngắn Lý Lan đối với tôi có một ý nghĩa thiếtthực là qua đó, tôi đã được trang bị thêm những kiến thức cần thiết và bổ ích choviệc giảng dạy truyện ngắn nói chung và các tác phẩm của nhà văn này nói riêng. Những nguyên nhân trên là động lực khiến tôi muốn đi sâu vào nghiên cứunhững truyện ngắn của Lý Lan, cũng như muốn khẳng định sự đóng góp của bà chovăn học Nam Bộ hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung quađề tài Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhà văn Lý Lan viết nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tiểu luận phê bình…nhưng gắn bó lâu dài và làm nên tên tuổi Lý Lan chính là ở thể tài truyện ngắn. Trọng tâm khảo sát của luận văn là toàn bộ truyện ngắn của Lý Lan, tính đến thời điểm hiện nay (10 - 2009) gồm 102 truyện ngắn, tập trung trong các tập truyện đã xuất bản như: Cỏ hát, Chút lãng mạn trong mưa, Truyện Nguyễn Hải Chí, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Lý Lan (in chung), Chiêm bao thấy núi, Đất khách, Dị mộng, Quá chén, Người đàn bà kể chuyện, Hồi xuân và các truyện ngắn đăng trên báo: Chàng nghệ sĩ, Sau buổi họp, Cái trở mình trong đêm về sáng, Trích sổ chủ nhiệm, Một năm, Cha, con, thầy và trò; Nắng buổi sáng, Đêm sao, Điện thoại, Đi du lịch, Đau tim. Ngoài ra, chúng tôi tiếp cận thêm tác phẩm thuộc thể loại khác của Lý Lan: Một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan Truyện ngắn Lý Lan Nghệ thuật truyện ngắn Lý Lan Con người trong truyện ngắn Lý Lan Hoạt động văn chương của Lý LanTài liệu có liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 154 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
165 trang 85 0 0
-
86 trang 75 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
135 trang 52 1 0 -
132 trang 45 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 43 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 42 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Bằng Việt
125 trang 42 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu
135 trang 40 0 0