Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Số trang: 111
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.09 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mời các bạn tham khảo luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sau đây để nắm bắt được những nội dung về truyện ngắn và khái quát về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; các đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Kim OanhChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS. NGUYỄN THỊ THANH XU ÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS – TS Nguyễn Thị Thanh Xuân,người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện vàhoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm thành phốHồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tự đáy lòng tới Ban giám hiệu nhà trường, trườngTrung học phổ thông Vũng Tàu – Thành phố Vũng Tàu, tới gia đình và những người bạn thânthiết đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2008. Hoàng Kim Oanh MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái đượcnhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn họckhác. Gọn, cơ động, dễ dàng công bố trên báo chí, khởi đi từ một tình huống, một khoảnh khắcmà có thể hé lộ cả một số phận, một tính cách của một con người cùng một trạng thái nhân sinh- truyện ngắn quả thật là một món ăn tinh thần hấp dẫn và có tầm phổ biến rộng rãi. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp -người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơnbao giờ hết. Tràn đầy tinh thần cách tân, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một cách tối đa khảnăng của ngôn ngữ và đặc trưng của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất ý tưởng, tình cảmcủa mình. Chính vì sự mới mẻ ấy mà từ khi xuất hiện đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nêndư luận. Ý kiến về truyện ngắn của ông, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt vàthậm chí trái ngược nhau như nước với lửa. Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng bỏng vềnhững gì ông viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầuđi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng văn chương của ông một cách khách quan hơn quanhững trang viết thận trọng. Sau đúng hai mươi năm xuất hiện trên văn đàn, ngày 9 tháng 7 năm 2007, đại sứ Pháp tạiViệt Nam đã tổ chức trọng thể buổi lễ trao tặng huân chương Văn học nghệ thuật của Pháp choNguyễn Huy Thiệp. Huân chương này là một phần thưởng đầy vinh dự cho Nguyễn Huy Thiệp,điều không phải bất kì nhà văn nào cũng có thể đạt được. Nó cũng còn là một minh chứng chotầm ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp đối với độc giả trênthế giới. Đó là những lí do chính thôi thúc chúng tôi lựa chọn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đềtài nghiên cứu cho bản luận văn này.2. Lịch sử vấn đề Xuất hiện vào những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Nguyễn Huy Thiệp đãkhuấy động cả một bầu không khí sinh hoạt văn hoá, văn nghệ nước nhà. Tác phẩm của ông,với những hiệu ứng mà nó gây nên, đã góp phần phá vỡ thế bình ổn của văn học dân tộc trongsuốt hai cuộc kháng chiến, đồng thời tạo nên sự chuyển nhịp, tăng tốc cho những bước đi vốnbình thường, chậm rãi của lí luận và phê bình văn học đương đại Việt Nam. Các ý kiến xungquanh “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp trong vòng hơn hai thập kỉ qua phải tính đến con sốhàng trăm và chắc hẳn con số này ngày càng một nhiều thêm. Tháng 1 năm 1987, “Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát”, tác phẩm đầu taycủa Nguyễn Huy Thiệp được khởi đăng, song - tác phẩm này chưa gây được tiếng vang trongdư luận. Phải đến khi “Tướng về hưu” trình làng trên báo Văn nghệ số 24 ra ngày 20 tháng 6năm 1987, và đặc biệt từ sau khi chùm truyện “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết ” liên tiếp ramắt bạn đọc từ tháng 4 năm 1988, dư luận về tác phẩm của ông mới trở nên sôi nổi, tạo thànhhai xu hướng: khẳng định và phủ định, trong đó xu hướng khẳng định giữ vai trò chủ đạo. Chủ yếu tập trung vào chùm truyện “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết”, những người phêphán Nguyễn Huy Thiệp thường có cách làm khá giống nhau. Hoặc đối chiếu các hình tượnghư cấu trong trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp với các nhân vật lịch sử, văn hoá đã trởnên khá quen thuộc, hoặc đồng nhất văn học với lịch sử, từ đó họ đi đến kết luận: những hìnhtượng Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du… trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp là sự xuyêntạc, bóp méo lịch sử. Nhà sử học Tạ Ngọc Liễn, lúc thì cảnh báo: “Chúng ta phải nhắc nhở anhcần định hướng lại một cách chín chắn hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt, cần kiểm tra lạivốn tri thức văn hoá, vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu như anh vẫn tiếptục các đề tài lịch sử” [42, tr. 170] lúc thì chỉ trích khá gay gắt, rằng Nguyễn Huy Thiệp làngười có “nhận thức phiến diện”, “trình độ học vấn chưa đầy đủ” [42, tr. 176],cách viết của ông là “xúc phạm danh dự dân tộc” … Từ góc nhìn lịch sử, Tạ Ngọc Liễn yêucầu Nguyễn Huy Thiệp: “không được hư cấu xuyên tạc một cách tuỳ tiện, giống như không aiđược phá hoại các di tích lịch sử đã được xếp hạng” [42, tr. 471]. Cùng một cách nhìn thiếuthiện cảm với chùm truyện về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thúy Ái đã giậtmột cái “title” khá ấn tượng cho một bài viết của mình “Viết như thế cũng là một cách bắnsúng lục vào quá khứ” [42, tr. 203]. Một vài người khác còn quả quyết rằng Nguyễn HuyThiệp thiếu cái tâm trong sáng của người cầm bút. Ở xu hướng khẳng định Nguyễ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Kim OanhChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS. NGUYỄN THỊ THANH XU ÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS – TS Nguyễn Thị Thanh Xuân,người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện vàhoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm thành phốHồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tự đáy lòng tới Ban giám hiệu nhà trường, trườngTrung học phổ thông Vũng Tàu – Thành phố Vũng Tàu, tới gia đình và những người bạn thânthiết đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2008. Hoàng Kim Oanh MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái đượcnhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn họckhác. Gọn, cơ động, dễ dàng công bố trên báo chí, khởi đi từ một tình huống, một khoảnh khắcmà có thể hé lộ cả một số phận, một tính cách của một con người cùng một trạng thái nhân sinh- truyện ngắn quả thật là một món ăn tinh thần hấp dẫn và có tầm phổ biến rộng rãi. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp -người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơnbao giờ hết. Tràn đầy tinh thần cách tân, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một cách tối đa khảnăng của ngôn ngữ và đặc trưng của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất ý tưởng, tình cảmcủa mình. Chính vì sự mới mẻ ấy mà từ khi xuất hiện đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nêndư luận. Ý kiến về truyện ngắn của ông, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt vàthậm chí trái ngược nhau như nước với lửa. Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng bỏng vềnhững gì ông viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầuđi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng văn chương của ông một cách khách quan hơn quanhững trang viết thận trọng. Sau đúng hai mươi năm xuất hiện trên văn đàn, ngày 9 tháng 7 năm 2007, đại sứ Pháp tạiViệt Nam đã tổ chức trọng thể buổi lễ trao tặng huân chương Văn học nghệ thuật của Pháp choNguyễn Huy Thiệp. Huân chương này là một phần thưởng đầy vinh dự cho Nguyễn Huy Thiệp,điều không phải bất kì nhà văn nào cũng có thể đạt được. Nó cũng còn là một minh chứng chotầm ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp đối với độc giả trênthế giới. Đó là những lí do chính thôi thúc chúng tôi lựa chọn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đềtài nghiên cứu cho bản luận văn này.2. Lịch sử vấn đề Xuất hiện vào những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Nguyễn Huy Thiệp đãkhuấy động cả một bầu không khí sinh hoạt văn hoá, văn nghệ nước nhà. Tác phẩm của ông,với những hiệu ứng mà nó gây nên, đã góp phần phá vỡ thế bình ổn của văn học dân tộc trongsuốt hai cuộc kháng chiến, đồng thời tạo nên sự chuyển nhịp, tăng tốc cho những bước đi vốnbình thường, chậm rãi của lí luận và phê bình văn học đương đại Việt Nam. Các ý kiến xungquanh “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp trong vòng hơn hai thập kỉ qua phải tính đến con sốhàng trăm và chắc hẳn con số này ngày càng một nhiều thêm. Tháng 1 năm 1987, “Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát”, tác phẩm đầu taycủa Nguyễn Huy Thiệp được khởi đăng, song - tác phẩm này chưa gây được tiếng vang trongdư luận. Phải đến khi “Tướng về hưu” trình làng trên báo Văn nghệ số 24 ra ngày 20 tháng 6năm 1987, và đặc biệt từ sau khi chùm truyện “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết ” liên tiếp ramắt bạn đọc từ tháng 4 năm 1988, dư luận về tác phẩm của ông mới trở nên sôi nổi, tạo thànhhai xu hướng: khẳng định và phủ định, trong đó xu hướng khẳng định giữ vai trò chủ đạo. Chủ yếu tập trung vào chùm truyện “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết”, những người phêphán Nguyễn Huy Thiệp thường có cách làm khá giống nhau. Hoặc đối chiếu các hình tượnghư cấu trong trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp với các nhân vật lịch sử, văn hoá đã trởnên khá quen thuộc, hoặc đồng nhất văn học với lịch sử, từ đó họ đi đến kết luận: những hìnhtượng Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du… trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp là sự xuyêntạc, bóp méo lịch sử. Nhà sử học Tạ Ngọc Liễn, lúc thì cảnh báo: “Chúng ta phải nhắc nhở anhcần định hướng lại một cách chín chắn hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt, cần kiểm tra lạivốn tri thức văn hoá, vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu như anh vẫn tiếptục các đề tài lịch sử” [42, tr. 170] lúc thì chỉ trích khá gay gắt, rằng Nguyễn Huy Thiệp làngười có “nhận thức phiến diện”, “trình độ học vấn chưa đầy đủ” [42, tr. 176],cách viết của ông là “xúc phạm danh dự dân tộc” … Từ góc nhìn lịch sử, Tạ Ngọc Liễn yêucầu Nguyễn Huy Thiệp: “không được hư cấu xuyên tạc một cách tuỳ tiện, giống như không aiđược phá hoại các di tích lịch sử đã được xếp hạng” [42, tr. 471]. Cùng một cách nhìn thiếuthiện cảm với chùm truyện về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thúy Ái đã giậtmột cái “title” khá ấn tượng cho một bài viết của mình “Viết như thế cũng là một cách bắnsúng lục vào quá khứ” [42, tr. 203]. Một vài người khác còn quả quyết rằng Nguyễn HuyThiệp thiếu cái tâm trong sáng của người cầm bút. Ở xu hướng khẳng định Nguyễ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Việt NamTài liệu có liên quan:
-
6 trang 267 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 trang 212 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 154 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 115 0 0 -
4 trang 99 0 0
-
165 trang 84 0 0
-
86 trang 75 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
60 trang 66 0 0 -
Truyện ngắn huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phân tâm học
14 trang 57 0 0