Danh mục tài liệu

Luận văn tốt nghiệp 'Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ'

Số trang: 83      Loại file: doc      Dung lượng: 416.00 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời đại ngày nay có nhiều xu thế xuất hiện trên thế giới trong đó có xu thế hội nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện nước ta mới mở cửa. Để tồn tại trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp đã tìm nhiều phương thức tồn tại . Là một công ty hàng đầu trong ngành chế tạo động cơ điện, Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội đã tìm ra cho mình một giải pháp để nâng cao chất lượng , giảm chi phí đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ” CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Báo cáo thực tập Đề tài: “Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ”. 1111 ĐẶNG VĂN MẠNH 1 LỚP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 42 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay có nhiều xu thế xuất hiện trên thế giới trong đó có xu thế hội nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện nước ta mới mở cửa. Để tồn tại trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp đã tìm nhiều phương thức tồn tại . Là một công ty hàng đầu trong ngành chế tạo động cơ điện, Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội đã tìm ra cho mình một giải pháp để nâng cao chất lượng , giảm chi phí đó là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 2000. Để áp dụng thành công hệ thống này thì công ty phải xây dựng cho mình một hệ thống tài liệu phản ánh được thực tế công việc đang diễn ra tại công ty và phù hợp với tiêu chuẩn. Sau khi kết thúc giai đoạn thực tập đầu với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Hồng Vinh và của cán bộ công nhân viên trong công ty. Tôi đã quyết định chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ”. Với mục đích của đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng hệ thống tài liệu tại công ty từ đó thấy được những mặt được và chưa được và cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty chế tạo điện cơ Hà nội Chương 2: Thực trạng xây dựng hệ thống tài liệu tại công ty Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu. ĐẶNG VĂN MẠNH 2 LỚP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 42 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Trong điều kiện thời gian thực tập có hạn và những hạn chế về mặt kiến thức nên trong bài viết của em không khỏi có những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và quý công ty để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Hồng Vinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt phòng Quản lý chất lượng đã giúp đỡ em tận tình để có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập này. ĐẶNG VĂN MẠNH 3 LỚP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 42 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Chế tạo Điện cơ Hà Nội là cơ sở chế tạo máy điện đầu tiên của Việt Nam, được thành lập từ năm 1961. Công ty là thành viên của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật – Bộ Công nghiệp. Công ty có tên giao dịch quốc tế: Hanoi Electrical Engineering Company. Viết tắt là: CTAMAD. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng miền Nam. Ngày 15/01/1961, Bộ Công nghiệp đã triệu tập hội nghị hiệp thương giữa 3 cơ sở: Phân xưởng cơ điện I thuộc trường Kỹ thuật I . Phân xưởng đồ điện thuộc tập đoàn sản xuất Thống Nhất. Phân xưởng cơ khí công tư hợp doanh Tự Lực . Khi thành lập nhà xưởng là các xưởng trường, xưởng sản xuất ở 22 Ngô Quyền, 2F Quang Trung và 44 Lý Thường Kiệt với 571 cán bộ nhân viên. Nhà máy đã mất nhiều công sức để vượt qua nhiều khó khăn bắt tay vào tổ chức sản xuất. Sản phẩm ban đầu là động cơ có công suất từ 0,1KW đến 10KW và các thiết bị phụ tùng sản xuất khác. Năm 1968 Công ty tiếp nhận và quản lý cơ sở đúc gang của nhà máy công cụ số 1 (nay là Công ty cơ khí Hà Nội) tại Đông Ngạc, Hà Nội. ĐẶNG VĂN MẠNH 4 LỚP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 42 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đầu thập niên chính phủ Việt Nam tiếp nhận viện trợ của chính phủ Hungary đề xây dựng một dây truyền sản xuất đồng bộ để sản động cơ điện có công suất từ 40 KW trở xuống. Đến năm 1997 hoàn thành việc xây dựng và giao cho nhà máy quản lý. Ngày 4/12/1977 cơ sở này tách khỏi nhà máy để thành lập nhà máy chế tạo điện Việt Nam – Hungary. Giai đoạn những năm 80 và đầu thập niên 90: Do nhu cầu về sản phẩm thiết bị điện làm nguồn động lực trong các ngành kinh tế quốc dân và dân dụng ngày càng tăng làm cho nhà máy phải mở rộng mặt bằng nhà xưởng sản xuất, trang thiết bị chuyên dùng để có thể đáp ứng được nhu cầu này. Trong giai đoạn này, nhà máy đã có thêm một số sản phẩm mới như quạt trần sải cánh φ 1400, quạt trần sải cánh φ 1200, quạt bàn φ 400, chấn lưu đèn ống. Trong giai đoạn này nhà máy cũng xây dựng thêm xưởng cơ khí 2, xây dựng mới nhà 3 tầng làm văn phòng làm việc cho bộ phận quản lý nhà máy tại 44B Lý Thường Kiệt. Chuyển toàn bộ cơ sở 22 Ngô Quyền cho tổng công ty Dầu khí để lấy tiền bổ xung cho nguồn vốn lưu động và mua sắm trang thiết bị mới tăng cường năng lực sản xuất. Giai đoạn đổi mới để phát triển. Những năm đầu thập niên 90, đứng trước thách thức to lớn đó là: 1) Nhu cầu về sản phẩm điện cơ có đột biến đặc biệt là các động cơ có công suất lớn, điện áp cao dùng trong ngành sản xuất xi măng, thép, phân bón... đòi hỏi nhà máy phải đầu tư về nhà xưởng, thiết bị chuyên dùng, công nghệ tiên tiến để có sản phẩm đáp ứng nhu cầu về cả số lượng và chất lượng. ĐẶNG VĂN MẠNH 5 LỚP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 42 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ...

Tài liệu có liên quan: