Danh mục tài liệu

Luật biển Việt Nam và Luật biển quốc tế: Phần 2

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu Luật biển quốc tế và Luật biển Việt Nam qua phần 2 sau đây. Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng về luật biển, Tài liệu còn thuật lại lịch sử hình thành và phát triển của luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam, với những câu chuyện đầy hút đằng sau sự hình thành các khái niệm liên quan đến biển như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế... Tài liệu không chỉ hữu ích cho sinh viên đại học theo ngành luật, mà còn có thể là một Tài liệu tham khảo cần thiết cho những ai đam mê và tự nghiên cứu Biển Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật biển Việt Nam và Luật biển quốc tế: Phần 2 Chương V: Thềm lục địa Bàn về sự phát triển của khái niệm thềm lục địa pháp lý, Toà án pháp lý quốc tế trong vụ Thềm lục địa Tuynidi/Libi năm 1982 đã ghi nhận: 'Mặc dù sự xuất hiện tương đối mới trong luật pháp quốc tế, khái niệm thềm lục địa, mà ta có thể nói rằng nó có nguồn gốc từ Tuyên bố Truman ngày 28 tháng 9 năm 1945 đã trở thành một trong những khái niệm được biết rõ nhất và được nghiên cứu nhiều nhất, do tầm quan trọng kinh tế của các hoạt động khai thác mà nó điều phối'. (Tuyển tập các phán quyết của Toà ICJ 1982, § 36). Có nguồn gốc ra đời từ các tuyên bố đơn phương của các quốc gia, khái niệm này đã được bổ sung và làm giầu lên bởi các đóng góp của Luật điều ước, cũng như của Luật tập quán và thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế. 5.1 Quá trình hình thành khái niệm thềm lục địa Khác với các khái niệm vùng tiếp giáp lãnh hải và đặc quyền kinh tế, các vùng biển là sản phẩm đơn thuần của tư duy pháp luật, không có sự liên hệ trực tiếp với lãnh thổ, với tự nhiên, thềm lục địa địa chất có điểm xuất phát từ tự nhiên, là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển cho đến hết rìa lục địa. Rìa ngoài của lục địa chính là nơi gặp gỡ của vỏ Trái đất với vỏ đại dương. Về phần mình, Toà án pháp lý quốc tế trong vụ thềm lục địa Biển Bắc ngày 20 tháng 2 năm 1969 đã tuyên bố: 'Thể chế thềm lục địa sinh ra từ sự ghi nhận một sự kiện tự nhiên và mối liên hệ giữa sự kiện này với luật, mà thiếu luật thì thể chế này không bao giờ tồn tại, trở thành một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng chế độ pháp lý của thể chế' (Tuyển tập phán quyết của Toà năm 1969, § 95). Vì vậy trước khi đi vào khái niệm pháp lý của thềm lục địa, không thể không nhắc qua khái niệm thềm lục địa địa chất. 5.1.1 Thềm lục địa địa chất Theo khoa học địa chất, rìa lục địa chiếm 22% bề mặt đại dương, là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi ba thành phần: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông (https://daisukybiendong.wordpress.com) 79 Liên hệ: sukybiendong@gmail.com - Thềm lục địa (continental shelf): phần nền lục địa ngập dưới nước với độ dốc thoai thoải (độ dốc trung bình 0,07-1o) thường kéo dài đến độ sâu 200 m. ). Ở một số nơi thềm lục địa không tồn tại hoặc có bề rộng hẹp khoảng 70 km (vùng Côte d'Azur phía Nam nước Pháp, Chilê, Peru, ven biển miền Trung Việt Nam). Một số nơi khác rất rộng khoảng 500 km (thềm lục địa Brazil, Arhentina, Úc). - Dốc lục địa (continental slope), phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa, phân biệt với thềm lục địa bằng một sự thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình khoảng 4-5o, đôi khi tới 45o. Dốc thường đạt tới độ sâu 3000-4000 m. - Bờ lục địa (continental rise) vùng tiếp theo dốc lục địa khi độ dốc thoải trở lại, thường rất nhỏ 0,5o mở rộng từ chân dốc lục địa cho đến khi gặp đáy đại dương, khoảng cách này thường thay đổi từ 50-500 km. Vùng bờ lục địa này được tạo thành từ các lớp trầm tích, đôi khi có bề dày tới hàng chục km. Bên ngoài rìa lục địa là đáy đại dương có độ sâu lớn đôi khi vượt 6000m với các dãy núi đại dương ngầm, các hố sâu tới 11000 m. Thuật ngữ thềm lục địa được vay mượn từ từ vựng địa chất trước khi được các nhà pháp lý sử dụng. Nó được Hugh Robert Mill sử dụng lần đầu tiên vào năm 1887. Sau đó nó xuất hiện trong các đề nghị của nhà hải dương học Tây Ban Nha Odon de Buen năm 1916, các chuyên gia người Arhentina Storni và Suarez, người Bồ Đào Nha Almeida d'Eca năm 1921, Barbosa de Magalhaes năm 1926, tuyên bố của chính phủ Nga hoàng ngày 29 tháng 11 năm 1916. 5.1.2. Thềm lục địa pháp lý: Hiệp định ngày 26 tháng 2 năm 1942 phân chia Vịnh Paria Trong Luật điều ước, khái niệm phân chia đáy biển đã được đề cập đến trong Hiệp định ngày 26 tháng 2 năm 1942 phân chia Vịnh Paria giữa Anh (nhân danh Trinité và Tobago) và Venezuela. Vùng phân định trong Vịnh Paria là ' vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài vùng nước lãnh thổ” (the sea bed and subsoil outside of the teritorial waters). Phân tích lời văn trên, ít nhất có ba điểm mới. Thứ nhất, lần đầu tiên, việc khai thác các tài nguyên khoáng sản từ bề mặt đáy biển đã được đề cập đến trong Hiệp ước. Thứ hai, nó thể Dự án Đại Sự Ký Biển Đông (https://daisukybiendong.wordpress.com) 80 Liên hệ: sukybiendong@gmail.com hiện ý chí của các quốc gia đòi sở hữu một dải biển hẹp, nằm ngoài lãnh hải, cho dù không có gì thể hiện sự cần thiết phải mở rộng vùng biển đó. Cuối cùng, Hiệp ước chỉ rõ rằng chế độ hàng hải qua lại vùng nước bên trên đáy biển không bị ảnh hưởng gì bởi quy chế pháp lý mới mà Hiệp ước quy định cho vùng đáy biển của Vịnh. Tuy nhiên Hiệp định này không được coi như nguồn chính của học thuyết về thềm lục địa vì: nó đề cập tới sự phân chia các 'phần đáy biển' chứ không phải 'thềm lục địa'. Đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước là một vịnh hẹp, khoảng cách giữa hai bờ đối diện cách nhau không quá 24 hải lý. Hơn nữa, Hiệp ước chỉ điều chỉnh một phần chứ không phải cả Vịnh. Cuối cùng Hiệp ước không đặt mục tiêu tạo lập ra một vùng tài phán quốc gia mới, nó chỉ giới hạn trong tuyên bố về các quyền đặc quyền của quốc gia ven biển có giá trị ràng buộc các quốc gia khác. Nhưng nó đã mở đầu cho việc hình thành một học thuyết mới về đáy biển, mà bước quyết định hình thành nên học thuyết này là Tuyên bố Truman ngày 28 tháng 9 năm 1945. Tuyên bố Truman ngày 28 tháng 9 năm 1945 Đánh giá vai trò của Tuyên bố Truman trong việc hình thành và phát triển khái niệm thềm lục địa trong luật pháp quốc tế, Toà án pháp lý quốc tế trong vụ thềm lục địa Biển Bắc đã coi đó là 'điểm khởi đầu trong việc soạn thảo luật thực định trong lĩnh vực này' (Recueil 1969, tr. 32-33, § 47). Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman ngày 28 tháng 9 năm 1945: 'coi các nguồn tài nguyên thiên nhiên c ...