Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬT KHIẾU NẠI - Luật số: 02/2011/QH13
QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
--------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Luật số: 02/2011/QH13 -------------------------------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011
LUẬT
KHIẾU NẠI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật khiếu nại.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do
Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền
khiếu nại.
3. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
chấm dứt khiếu nại của mình.
4. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dân.
5. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị
khiếu nại.
6. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại.
7. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là người
khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền,
nghĩa vụ của họ.
8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể.
9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ theo quy định của pháp luật.
10. Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản
lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
11. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết
khiếu nại.
Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết
khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được áp dụng theo quy định của
Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
3. Căn cứ vào Luật này, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hướng dẫn việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình.
4. Căn cứ vào Luật này, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm
toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan khác của
Nhà nước quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan mình.
5. Trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp
dụng theo quy định của luật đó.
Điều 4. Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật;
bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Điều 5. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm
minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm n ...
LUẬT KHIẾU NẠI - Luật số: 02/2011/QH13
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 261.71 KB
Lượt xem: 40
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật sửa đổi luật khiếu nại tố cáo luật việt nam giải quyết khiếu nại chuyên đề luật văn bản luậtTài liệu có liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 421 0 0 -
6 trang 388 0 0
-
Vietnam Law on tendering- Luật đấu thầu
35 trang 385 0 0 -
15 trang 373 0 0
-
2 trang 354 0 0
-
các quy định về thi đua khen thưởng phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
587 trang 334 0 0 -
62 trang 327 0 0
-
2 trang 314 0 0
-
2 trang 304 0 0
-
DECREE No. 109-2007-ND-CP FROM GOVERNMENT
30 trang 259 0 0