Để bảo đảm hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn
và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật số 07/1997/QHX
văn phòng quốc hội cơ sở dữ liệu luật việt nam LAWDATA
Lu ậ t
các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX
Để bảo đảm hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn
và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt
động ngân hàng của các tổ chức khác.
Chương I
Những quy Định chung
Đi ề u 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động
ngân hàng của các tổ chức khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đi ề u 2. áp dụng Luật các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan
Việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng
của các tổ chức khác phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định
khác có liên quan của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể về hoạt động ngân
hàng của các tổ chức khác.
Đi ề u 3. áp dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động
ngân hàng với nước ngoài
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng
quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên tham gia hoạt động ngân hàng có thể thoả thuận áp dụng tập quán
quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Đi ề u 4. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín
dụng
1. Thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ
chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền
kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an
toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
2
2. Đầu tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng nhà
nước, tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị
trường tiền tệ.
3. Phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
4. Bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao động tương
trợ nhau trong sản xuất và đời sống.
5. Xây dựng các ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nông dân với các chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất và các điều kiện vay vốn.
Đi ề u 5. Chính sách tín dụng
Nhà nước có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh
thủ tối đa nguồn lực ngoài nước; mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng
mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo
đảm cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo; giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc
gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Đi ề u 6. Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước
Nhà nước có chính sách tín dụng về vốn, điều kiện vay đối với doanh nghiệp
nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này đổi mới thiết bị, hiện đại hoá
công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đi ề u 7. Chính sách tín dụng đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế
hợp tác khác
Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, điều kiện vay nhằm
hỗ trợ cho hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển;
bảo đảm kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác trở thành nền tảng của nền
kinh tế quốc dân.
Đi ề u 8. Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn
vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng cơ
sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn.
3
Đ i ...
Luật số 07/1997/QHX
Số trang: 35
Loại file: doc
Dung lượng: 248.00 KB
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật tiền tệ luật tài chính ngân hàng quy chế ngành ngân hàng tài liệu luật ngân hàng luật ngân hàngTài liệu có liên quan:
-
2 trang 237 0 0
-
Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế của UNCITRAL
20 trang 203 0 0 -
Thông tư Số: 19/2010/TT-BTC do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
3 trang 184 0 0 -
27 trang 78 0 0
-
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
16 trang 63 0 0 -
2 trang 56 0 0
-
24 trang 54 0 0
-
Thông báo 232/TB-UBND năm 2013
2 trang 54 0 0 -
84 trang 53 0 0
-
2 trang 52 0 0