Danh mục tài liệu

Luật số 70/2020/QH14

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.61 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luật số 70/2020/QH14 - Luật Thoả thuận quốc tế. Luật này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật số 70/2020/QH14 QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 70/2020/QH14 ---------------------------------------------------- LUẬT THỎA THUẬN QUỐC TẾ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Luật này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết,sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổchức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏathuận quốc tế. 2. Luật này không điều chỉnh việc ký kết, thực hiện thỏa thuận về vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoàitheo pháp luật về quản lý nợ công; thỏa thuận về cho vay, viện trợ của Việt Namcho nước ngoài theo pháp luật về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nướcngoài; thỏa thuận về viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật về việntrợ phi chính phủ nước ngoài; hợp đồng theo pháp luật về dân sự; hợp đồng dựán đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo pháp luật về đầu tư theo phươngthức đối tác công tư. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữabên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhvới bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế. 2. Bên ký kết Việt Nam bao gồm: a) Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; b) Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội (sau đây gọi chung là cơ quancủa Quốc hội), Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủyban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước; c) Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao; 2 d) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đ) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cơquan nhà nước cấp tỉnh); e) Tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; g) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; h) Ủy ban nhân dân cấp huyện; i) Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; k) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xãhội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọichung là cơ quan trung ương của tổ chức); cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan cấp tỉnh của tổ chức). 3. Cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm các cơ quan quy định tại cácđiểm b, c và d khoản 2 Điều này. 4. Bên ký kết nước ngoài là Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyềnđịa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chứcquốc tế, cá nhân nước ngoài. 5. Ký kết là hành vi do người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyềnthực hiện, bao gồm ký, thông qua thỏa thuận quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạothành thỏa thuận quốc tế. 6. Ký là hành vi của người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền dùngchữ ký của mình để chấp nhận sự giao kết của cơ quan, tổ chức ký kết thỏathuận quốc tế. 7. Chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết ViệtNam thực hiện để từ bỏ hiệu lực của thỏa thuận quốc tế. 8. Rút khỏi thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện đểtừ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của thỏa thuận quốc tế. 9. Tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết ViệtNam thực hiện để tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần thỏa thuận quốc tế. Điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia,không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bảnkhác của pháp luật quốc tế. 2. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấmdứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo phápluật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện 3thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật. 3. Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế đượcký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủtheo quy định của pháp luật. 4. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức kýkết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quyđịnh tại Luật này. 5. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại cácđiểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộctrách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổchức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó. 6. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốctế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương vềgiao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phùhợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên. 7. Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế đượcký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiệnthỏa ...