Lực lượng dự bị động viên năm 2019 - Hỏi đáp pháp luật
Số trang: 44
Loại file: pdf
Dung lượng: 753.86 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách "Hỏi - Đáp Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019" được biên soạn để giới thiệu nội dung Luật Lực lượng dự bị động viên, đáp ứng nhu cầu tài liệu tìm hiểu pháp luật về lực lượng dự bị động viên của cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lực lượng dự bị động viên năm 2019 - Hỏi đáp pháp luật UBND TỈNH BẮC GIANG SỞ TƯ PHÁP Ký bởi Sở tư pháp Giờ ký: 17/08/2020 09:05:37 HỎI - ĐÁP LUẬT LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN NĂM 2019 Bắc Giang, năm 2020 2 LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ sở góp phần thiết thực xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị động viên nói riêng ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nội dung của Pháp lệnh không còn phù hợp, gây khó khăn trong quá trình áp dụng, thực hiện. Bên cạnh đó nhiều quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về xây dựng lực lượng dự bị động viên chưa được thể chế hóa. Với mục đích, xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về xây dựng Quân đội nhân dân, trong đó có lực lượng dự bị động viên: “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lực lượng dự bị động viên, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện 3 hành; tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành về lực lượng dự bị động viên. Vì vậy, ngày 26/11/2019, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Luật Lực lượng dự bị động viên gồm 5 chương, 41 điều. Để giới thiệu nội dung Luật Lực lượng dự bị động viên, đáp ứng nhu cầu tài liệu tìm hiểu pháp luật về lực lượng dự bị động viên của cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang biên soạn và phát hành cuốn sách 'Hỏi - Đáp Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019'. Trong quá trình biên soạn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự trao đổi, chia sẻ và góp ý của quý bạn đọc để Ban biên tập hoàn chỉnh tài liệu, phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG 4 Câu 1. Luật Lực lượng dự bị động viên điều chỉnh những vấn đề gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 1 Luật Lực lượng dự bị động viên điều chỉnh những vấn đề sau: Xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. Câu 2. Thế nào là Lực lượng dự bị động viên, Quân nhân dự bị và huy động lực lượng dự bị động viên? Trả lời: Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên quy định về Lực lượng dự bị động viên, Quân nhân dự bị và huy động lực lượng dự bị động viên như sau: - Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. - Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự. - Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọi quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao 5 cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Lực lượng dự bị động viên. Câu 3. Việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên phải thực hiện theo nguyên tắc nào? Trả lời: Việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên phải thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Lực lượng dự bị động viên như sau: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. - Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ. - Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. - Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt. - Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. 6 Câu 4. Khi quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên thì phải có trách nhiệm như thế nào? Trả lời: Tại Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên quy định quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm: - Kiểm tra sức khỏe. - Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. - Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lực lượng dự bị động viên năm 2019 - Hỏi đáp pháp luật UBND TỈNH BẮC GIANG SỞ TƯ PHÁP Ký bởi Sở tư pháp Giờ ký: 17/08/2020 09:05:37 HỎI - ĐÁP LUẬT LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN NĂM 2019 Bắc Giang, năm 2020 2 LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ sở góp phần thiết thực xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị động viên nói riêng ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nội dung của Pháp lệnh không còn phù hợp, gây khó khăn trong quá trình áp dụng, thực hiện. Bên cạnh đó nhiều quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về xây dựng lực lượng dự bị động viên chưa được thể chế hóa. Với mục đích, xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về xây dựng Quân đội nhân dân, trong đó có lực lượng dự bị động viên: “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lực lượng dự bị động viên, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện 3 hành; tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành về lực lượng dự bị động viên. Vì vậy, ngày 26/11/2019, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Luật Lực lượng dự bị động viên gồm 5 chương, 41 điều. Để giới thiệu nội dung Luật Lực lượng dự bị động viên, đáp ứng nhu cầu tài liệu tìm hiểu pháp luật về lực lượng dự bị động viên của cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang biên soạn và phát hành cuốn sách 'Hỏi - Đáp Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019'. Trong quá trình biên soạn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự trao đổi, chia sẻ và góp ý của quý bạn đọc để Ban biên tập hoàn chỉnh tài liệu, phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG 4 Câu 1. Luật Lực lượng dự bị động viên điều chỉnh những vấn đề gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 1 Luật Lực lượng dự bị động viên điều chỉnh những vấn đề sau: Xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. Câu 2. Thế nào là Lực lượng dự bị động viên, Quân nhân dự bị và huy động lực lượng dự bị động viên? Trả lời: Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên quy định về Lực lượng dự bị động viên, Quân nhân dự bị và huy động lực lượng dự bị động viên như sau: - Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. - Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự. - Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọi quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao 5 cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Lực lượng dự bị động viên. Câu 3. Việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên phải thực hiện theo nguyên tắc nào? Trả lời: Việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên phải thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Lực lượng dự bị động viên như sau: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. - Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ. - Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. - Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt. - Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. 6 Câu 4. Khi quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên thì phải có trách nhiệm như thế nào? Trả lời: Tại Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên quy định quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm: - Kiểm tra sức khỏe. - Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. - Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hỏi đáp pháp luật Lực lượng dự bị động viên Quân nhân dự bị Tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị Huy động lực lượng dự bị động viênTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu quy định về dân chủ cấp cơ sở: Phần 2
51 trang 163 0 0 -
Tìm hiểu công tác thi hành án hình sự ở cấp cơ sở qua các câu hỏi và đáp: Phần 1
133 trang 138 0 0 -
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Hỏi đáp pháp luật
168 trang 76 0 0 -
Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam - Hỏi đáp pháp luật
49 trang 69 0 0 -
Hỏi đáp pháp luật về thanh niên (tỉnh Kon Tum)
205 trang 69 0 0 -
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, lĩnh vực phòng, chống lụt, bão - Hỏi đáp Pháp luật: Phần 2
23 trang 68 0 0 -
Tìm hiểu về luật tố tụng hành chính: Phần 1
127 trang 63 0 0 -
Hỏi đáp Pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến doanh nghiệp
60 trang 61 0 0 -
Tìm hiểu công tác thi hành án hình sự ở cấp cơ sở qua các câu hỏi và đáp: Phần 2
41 trang 61 0 0 -
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt - Hỏi đáp pháp luật
33 trang 59 0 0