Danh mục tài liệu

Luyện phát âm qua các bài hát

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.72 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc sử dụng các bài hát tiếng Anh trong giờ học - dưới dạng một bài nghe nho nhỏ - nhằm giúp học sinh thư giãn đã trở nên rất phổ biến. Xin giới thiệu với các thầy cô một công dụng nữa của bài hát, đó là giúp học sinh luyện phát âm (pronunciation). Mời quý thầy cô cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luyện phát âm qua các bài hát Luyện phát âm qua các bài hát Việc sử dụng các bài hát tiếng Anh trong giờ học - dưới dạng một bài nghe nho nhỏ - nhằm giúp học sinh thư giãn đã trở nên rất phổ biến. Hôm nay xin giới thiệu với các thầy cô một công dụng nữa của bài hát, đó là giúp học sinh luyện phát âm (pronunciation). 1. Âm (Sound) Âm (sound) là đơn vị nhỏ nhất của từ và được chia làm nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant). Trong các bài hát, âm thường được lặp đi lặp lại theo vần (rhyme). Ví dụ 1: Có thể để trống một số từ cùng vần trong bài hát và yêu cầu học sinh nghe và điền các từ vào chỗ trống. (From 'An Englishman in New York' by Sting - mời talk day one các bạn nghe bài hát) New say sun York run walk Ví dụ 2: chọn 6 từ trong bài hát mà từ đó có thể tạo ra các cặp âm (minimal pairs)  heaven - even  hunger - 'angerm  man - mad (From 'Imagine' by John Lennon - mời các bạn nghe bài hát) Thầy cô viết các từ này vào các mảnh giấy khác nhau và cho mỗi nhóm một bộ. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm và ghép các cặp này với nhau. Sau đó cho học sinh nghe lại bài hát để điền đúng từ vào chỗ trống. 2. Âm tiết của từ (Syllable). Từ (word) là sự kết hợp của nhiều âm. Trong một từ, có âm tiết (syllable) được nhấn mạnh - trọng âm (the stress) còn những âm tiết còn lại không được nhấn (unstressed). Vì các từ trong bài hát luôn khớp với nhạc nên học sinh có thể dễ dàng nhớ được số âm tiết hay xác định được trọng âm của các từ. Để nâng cao nhận thức của học sinh về âm tiết cũng như trọng âm của từ, những hoạt động các thầy cô thiết kế phải tập trung vào những từ có trọng được âm nhạc làm nổi bật. Ví dụ: Phát cho học sinh lời của bài hát, trong đó có một vài chữ được in đậm (giáo viên chọn theo chủ ý). Học sinh phải đoán số âm tiết của từ đó, sau đó nghe bài hát để kiểm tra. Đối với những học sinh ở trình độ cao hơn, có thể yêu cầu đánh trọng âm cho các từ trong khi nghe bài hát. 3. Nối âm (connected speech) Nối âm là một hiện tượng tự nhiên trong văn nói - tập trung vào một số từ nhất định chứ không chỉ từng từ riêng lẻ. Các bài hát, đặc biệt là đoạn điệp khúc (chorus) chính là một ví dụ chân thực cho việc phát âm theo cụm và các dạng rút gọn (contraction). Ví dụ: Các thầy cô viết laị đầy đủ các từ bị rút gọn trong một bài hát o 'I am wondering why' o 'I cannot see' Sau đó, học sinh sẽ nghe và tìm ra các từ đã bị rút gọn, rồi viết lại các từ đó dưới dạng rút gọn: o 'I'm wondering why' o 'I can't see' Rõ ràng, không có một bài hát nào là chuẩn mực cho việc dạy phát âm. Mỗi bài lại là một ví dụ cho các phạm trù khác nhau của phát âm. Ngoài ra, lưu ý các thầy cô nên chọn những bài nào không quá nhanh, dễ nhớ và dễ thiết kế các hoạt động cho học sinh luyện tập. Việc học tiếng Anh qua các bài hát thì chắc hẳn các bạn ai cũng đã từng được nghe nói đến. Thế nhưng có lẽ chúng ta chưa được hiểu cặn kẽ về tầm quan trọng của nó. Vì vậy tôi xin giới thiệu, phân tích cặn kẽ những tác dụng to lớn của phương pháp này. Bản chất của kỹ năng là phải luyện đi luyện lại cho tới khi ngấm. Khi ta nghe ca nhạc thì khác, ta có thể nghe đi nghe lại 1 bài hát yêu thích mà không thấy chán. Những bài hát thì có ý nghĩa hay nên rất dễ nhớ, đặc biệt là những bài mà ta thích. Như vậy tự động, ta sẽ có được sự lặp lại mà không phải đầu tư gì cả, lại vừa được thư giãn. Thêm nữa, những đoạn điệp khúc, đồng ca (chorus) luôn được lặp lại nhiều lần trong cả bài hát. Vậy nên ta càng được lặp lại những cấu trúc câu đó nhiều hơn. Cộng với ấn tượng mạnh của bài hát để lại trong đầu ta nữa, ta ghi nhớ dễ dàng hơn rất nhiều so với các bài học khô khan. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những bạn có giọng hay, phát âm chuẩn, ngữ âm tốt trong khi nói tiếng Anh đa số họ đều là những người có sở thích hát tiếng Anh. Đây chính là minh chứng cho phương pháp “Deep learning” mà họ đã học 1 cách vô thức qua các bài hát mà chính bản thân họ cũng không để ý. Nghe nhạc giúp bạn làm quen linh hoạt với các tiêu đề khó trong tiếng anh như: sự luyến âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống… Đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú nên ta có thể nghe và hát theo để luyện cả ngữ âm, ngữ điệu trong câu. Điều hay ở đây là bài hát giúp ta luyện ngữ âm 1 cách vô cùng thích thú và vì thế đương nhiên là hiệu quả cũng sẽ cao hơn gấp bội. Theo các nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh, não người có khả năng ghi nhớ tốt các hình ảnh. Chính vì thế, khi học hát, ta cần vận dụng yếu tố này để kiếm những video karaoke có phụ đề ở dưới để luyện. Bởi khi đó ta vừa có thể xem được hình ảnh của bài hát, vừa có thể có được lời. Nếu kiếm được những video có hình ảnh đẹp của ca sĩ mà bạn thích thì càng tốt. Bạn không nên k ...