Danh mục tài liệu

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế - Quốc gia thăng trầm: Phần 2

Số trang: 316      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Quốc gia thăng trầm - Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế" trình bày tỉ mỉ bằng những cứ liệu thuyết phục về các biến động kinh tế nhưng đằng sau đó. Trong cuốn sách này, tác giả xác định 10 dấu hiệu nhận diện những chuyển động hệ trọng nhằm phát hiện những biến động trong tình hình kinh tế. Đề cập đến những thực nghiệm 25 năm qua của tác giả về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế - Quốc gia thăng trầm: Phần 2 Chương 6 Nhà máy trước tiên Đầu tư đang tăng hay giảm về tỷ trọng trong nền kinh tế? Tít trên cao trong một tòa cao ốc lát kính ở Santa Fe, một vùng ngoại ôhoang sơ của Mexico City vốn được xây cất chủ đích cho doanh nghiệplớn, tôi ngồi trong văn phòng ở góc với cảnh quan mênh mông trước mặt,khiến tâm trí như bị lôi ra khỏi thế giới mới nổi. Về bên phải, tôi có thểthấy những chiếc trực thăng đang thả các vị giám đốc điều hành lên sânthượng của cao ốc đồ sộ thuộc một tập đoàn gần đó, trong khi các vị chủnhà mô tả cho tôi nghe hoạt cảnh ở phía bên trái, một vùng đất với nhữngngôi nhà hàng triệu đô-la mà dân địa phương gọi là Narnia, theo tên của cõithần thoại trong tiểu thuyết của C.S Lewis. Chính thức mang tên Bosquesde Santa Fe, đây là một khu dân cư có cổng rào với lối đi và cửa nẻo riêngcho những người giúp việc, được thiết kế cho các tỷ phú và những ngườimuốn được trông vào như tỷ phú. Trên hết, Narnia đang cuốn hút các giađình siêu giàu muốn thoát khỏi các con phố đầy tội phạm và kẹt xe củaMexico City, cách đó một giờ đi xe. Khung cảnh này, vào mùa thu 2014, lànhững gì tôi thoáng thấy mới nhất về tình cảnh ở một số nước mà ngườigiàu đang cố gắng để gần như thoát ly thực tại, nhất là khi chính phủ chưađầu tư thỏa đáng về hạ tầng và an ninh cơ bản cho một nền kinh tế hiệnđại. Đối với hầu hết du khách, sự trì trệ ấy của bộ máy chính phủ sẽ thểhiện dưới hình thức những hàng người dài bất tận ở các quầy vé hàngkhông, những đoàn tàu chật cứng người ngồi xổm trên nóc, hoặc cảnh sátgiao thông lãnh lương còm và hạch tiền dân chúng, như đang diễn ra tạiMexico. Các dấu hiệu rõ rệt khác cũng chẳng khó thấy hơn là bao, thể hiệnqua các nỗ lực tự phát để lấp các lỗ hổng này trong các cộng đồng. Các khuđô thị tư nhân có cổng rào đang lan rộng khắp châu Mỹ Latin, và tiếng rìrào của trực thăng ở Santa Fe khiến tôi chợt nhớ đến một cảnh tương tự ởBrazil, nơi một mạng lưới các sân đỗ trực thăng tư nhân đã nối liền sânthượng của các tổng hành dinh công ty tại São Paulo, cho phép các nhàquản trị thoát khỏi dòng xe cộ bất tận trên đường phố bên dưới. Ở Nigeriavà nhiều quốc gia châu Phi khác, các công ty tư nhân đã tự lo liệu trướctình trạng trục trặc thường xuyên của lưới điện công cộng bằng cách muanhững chiếc máy phát điện cỡ lớn – và các bồn dầu to tướng chứa nhiênliệu – để đèn vẫn sáng và thang máy vẫn chạy khi xảy ra mất điện hằngngày. Quora, trang web cũng là diễn đàn hỏi đáp, đã liệt kê các công việcbất thường chỉ có duy nhất tại các quốc gia nhất định, mà nhiều nghềtrong số đó đã hình thành để giải quyết các lỗ hổng trong mạng lưới dịchvụ công. Có hai hình thức chi tiêu có tác dụng thúc đẩy bất kỳ nền kinh tế nào –tiêu dùng và đầu tư – và trong khi ở hầu hết các nền kinh tế dân chúng vàchính phủ chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng, đầu tư là động lực quan trọnghơn để thúc đẩy tăng trưởng và chu kỳ kinh doanh. Chi tiêu cho đầu tưthường biến động nhiều hơn so với chi tiêu cho tiêu dùng, và giúp tạo racác doanh nghiệp và việc làm mới để đưa tiền vào túi của người tiêu dùng.Hình thức này bao gồm đầu tư của cả chính phủ lẫn doanh nghiệp tư nhânvào việc làm đường bộ, đường sắt, và đại loại, vào các nhà máy và thiết bịtừ máy văn phòng cho đến máy khoan bàn, và vào các công trình từ trườnghọc đến nhà ở. Câu hỏi cơ bản về triển vọng kinh tế của một quốc gia: đầutư đang tăng hay giảm về tỷ trọng trong nền kinh tế? Khi nó đang tăng, đàtăng trưởng hầu như sẽ tăng tốc. Theo thời gian, tôi nhận ra có một ngưỡng tối ưu về mức độ đầu tư,được đo bằng tỷ trọng trong GDP. Tra từ danh sách của tôi gồm 56 nềnkinh tế hậu chiến thành công cao độ, với tỷ lệ tăng trưởng trên 6% kéo dàitrong một thập kỷ trở lên, tôi thấy rằng trung bình các nước này đã đầu tưkhoảng 25% GDP trong suốt quá trình bùng nổ tăng trưởng. Thường thì tỷlệ tăng trưởng sẽ gia tăng khi đầu tư tăng tốc. Vì vậy, bất kỳ quốc gia mớinổi nào muốn tăng trưởng nhanh chóng thường sẽ có cơ may rõ rệt để đạtđược điều đó khi đầu tư cao và gia tăng – khoảng từ 25 đến 35% GDP. Họcó ít cơ may để tăng trưởng khi tỷ lệ đầu tư nằm ở mức thấp và giảmkhoảng 20% của GDP hoặc ít hơn. Thật khó để xác định liệu tỷ lệ đầu tư sắp tăng hay giảm, và sự đánh giáấy chỉ có thể được đưa ra một cách chủ quan, khi nhìn vào quy mô và triểnvọng của các kế hoạch đầu tư công và bằng cách xem xét liệu chính phủ cóđang khuyến khích các công ty tư nhân đầu tư. Tại Mexico và Brazil, tỷ lệđầu tư đã trì trệ ở mức khoảng 20% GDP hoặc thấp hơn trong nhiều năm –và sự nảy nở của các khu đô thị tư nhân được canh gác và mạng lưới giaothông tư nhân chứng tỏ một thực tế rằng nhiều người dân bản địa đã thôitrông mong chính phủ hành động và tự mình đầu tư để lấp các khoảngtrống ấy. Sự tăng trưởng mạnh về đầu tư gần như luôn luôn là một dấu hiệu tốt,nhưng mức này càng mạnh thì lại càng cần phải theo dõi các khoản chi tiêurót vào đâu. Vế thứ hai của quy luật này hướng đến phân biệt giữa bội lạmđầu tư hữu ích và nguy hại. Hình thức tốt nhất là khi các doanh nghiệpphấn khích về một thành tựu phát kiến nào đó và rót tiền để tạo ra côngnghệ mới, đường sá và hải cảng mới, hoặc nhất là các nhà máy mới. Trongba lĩnh vực kinh tế chính – nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất – sản xuất làchiếc vé thoát khỏi đói nghèo đối với hầu hết các nước mới nổi. Ngay cả ởmột thời điểm mà robot đang đe dọa thay thế con người trong các dâychuyền lắp ráp, không loại hình kinh tế nào khác có thể đóng vai trò đãđược minh chứng trong việc thúc đẩy tạo ra việc làm và tăng trưởng kinhtế như lĩnh vực sản xuất đã làm trong quá khứ. Những câu chuyện phát triển thời hậu chiến thành công nhất, khởi đầutừ Nhật Bản vào những năm 1960, đều bắt đầu từ việc sản xuất hàng hóađơn giản, như quần áo, để xuất khẩu sang các nước giàu. Khi nông dân rờibỏ đất đai và nông nghiệp để đ ...