Danh mục tài liệu

Lý Thuyết Dược Học: BẠCH ĐỒNG NỮ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.04 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết dược học: bạch đồng nữ, y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Dược Học: BẠCH ĐỒNG NỮ BẠCH ĐỒNG NỮTên khác:Đại Khế Bà, Xú Mạt Lỵ, Xú Thỷ Mạt Lỵ, Mò Trắng, Mò Hoa Trắng, BấnTrắng, Vậy Trắng, Ngọc Nữ Đỏ, Lẹo (Việt Nam).Tên khoa học:Clerodendron paniculatum L.Họ khoa học:Họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae).Mô tả:Cây nhỏ, cao khoảng 1m, thân vuông lá đơn m ọc đối, hình tim mép khía răngnhỏ thưa, màu xanh nhạt, có lông ở cả hai mặt lá, có cuống dài, có vảy tròn.Hoa màu ngà vàng, m ọc thành sim, nhị dài thò ra ngoài hoa. Quả mọng hìnhcầu.Địa lý:Mọc hoang khắp nước ta từ đồng bằng đến miền núi.Thu hái, sơ chế: Hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can, cóthể cùng rễ rửa sạch, phơi khô, xắt lát, sắc uống.Phần dùng làm thuốc:Rễ sắc uống, lá nấu nước dùng để rửa bên ngoài.Bào chế:Rửa sạch, xắt nhỏ, sao vàng sắc uống. Có thể nấu cao đặc hoặc làm viên.Thành phần hóa học:+ Trong lá Bạch đồng nữ Cleodendrum philippinum có muối Calci.+ Trong cây Clerodendrum petasites có Flavonoid, Tanin, Cumarin, Acid nhânthơm, Aldehyd nhân thơm và d ẫn chất Amin có nhóm Carbonyl.+ Trong cây Clerodendrum paniculatum L. có Ethylcholestan-5, 22, 25, Trien-3b-01, vết Anthocian (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).Tác dụng dược lý:+ Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với ViệnYHDT nghiên c ứu Bạch đồng nữ thấy có tác dụng hạ huyết áp do d ãn mạchngoại vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm doPhenol gây ra trên tai thỏ.+ Bạch đồng nữ có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ởhiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù th ực nghiệm trên chuột vớiKaolin.+ Bạch đồng nữ có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hìnhgây u hạt thực nghiệm với Amian ở chuột.+ Bạch đồng nữ không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột non. Tác dụnggây thu teo tuyến ức là một trong những đặc điểm của các thuốc ức chế miễndịch.+Nước sắc 3/1 của Cleodendrum philippinum đã được thử kháng sinh đồ trêncác chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết th ương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụngức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococusaureus, Escherichia coli và các Proteus.+ Theo tài li ệu nước ngoài, lá, hoa và rễ Xích đồng nam Clerodendrumkaempferi có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập súc vật thí nghiệm gâynên bởi Acetylcholin hoặc Histamin.Cả cây Bạch đồng nữ có các tác dụng kháng nguyên sinh vật trong thí nghiệmcủa Entamoeba histolitica, chủng STA, hạ đ ường huyết trên chuột trắng và gâygiảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng của Edy và Leimbach. ChấtClerodin chi ết xuất chủ yếu từ cành non và lá Xích đồng nam có tác dụng dbtgiun đất trong dung dịch nước trong vòng 30 phút (Tài Nguyên Cây Thu ốcViệt Nam).+ Nước sắc lá tươi của cây Clerodendrum philipinum đ ược dùng rửa trực tiếplên vết thương nhiễm trùng rồi phủ gạc (Không dùng phối hợp với kháng sinhnếu viêm nhiễm cư trú; có phối hợp với kháng sinh nếu nhiễm tr ùng toàn thân).Đa số bệnh nhân đều kháng với hầu hết các kháng sinh thông th ường. Tácdụng của thuốc đã làm giảm rõ phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnhnhân lại thấy mát, dễ chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩnmủ xanh là loại nhiễm trùng dai dẳng, rất khó điều trị với dung dịch thuốcthông thường và làm tổ chức hạt mọc nhanh, vết th ương mau lành, làm sẹođẹp, không để lại sẹo lồi (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).+ Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá cũng có tác dụng trị giun (T ài NguyênCây Thuốc Việt Nam).+ Dịch ép lá tươi được bơm vào hậu môn có tác dụng trị giun đũa (Tài NguyênCây Thuốc Việt Nam).Độc tính:Bạch đồng nữ có độc tính thấp. LD50 đối với chuột nhắt bằng đ ường uống là150 (138-163) g/kg cơ thể (Thông Tin YHCT số 43, 26-31).Tính vị:+ Vị đắng nhạt, tính mát (Trung Quốc D ược Học Đại Từ Điển).+ Vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát (Tài Nguyên Cây Thu ốc Việt Nam).Tác dụng:+ Thanh nhiệt, lương huyết, tiêu độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm (Tài Nguyên CâyThuốc Việt Nam).Chủ trị:+ Trị bạch đới, tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa,mật viêm vàng da, gân xương đau nh ức, mỏi lưng, huyết áp cao (Tài NguyênCây Thuốc Việt Nam).-Liều dùng:12-16g dưới dạng thuốc sắc.Đơn thuốc kinh nghiệm:+Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 40-80g lá Bạch đồng nữ khô,sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).+Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: Bạch đồng n ữ, Ích mẫu, Ngải diệp,Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).+ Trị phong thấp khớp, vàng da: rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm DânGian).+ Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, Dâygắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răngcưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm DânGian).+ Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệmnước tiểu có sắc tố mật: rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinhnghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn - Việt Nam).Phân biệt:1. Cây bạch đồng nữ, cây Mò, Xích đồng nam (Clerodendron infotunatumLinn.) cùng chi, rất giống với cây trên, chỉ khác là màu xanh sẩm hơn, phiến láxoắn hơn, mặt trên lá bóng hơn, hoa màu đỏ tươi. Việc xác định tên khoa họccủa cây trên chưa được thống nhất, có tác giả gọi cả hai cây tr ên cùng 1 tên là:Clerodendron squamatum Vahi. C ũng có người dùng hai cây trên với côngdụng như nhau.2. Ngoài hai cây trên, nhân dân còn dùng lá và rễ của cây Clerodendronfragans Vent., gọi là cây Mò trắng, Mò mâm xôi, cây Bấn trắng, cùng họ để trịbệnh bạch đới, khí hư như hai cây trên, ngoài ra còn trị viêm khớp do phongthấp, lưng đau, đùi đau, bị liệt, chân phù. Dùng rễ khô từ 4~8g sắc uống. Trongtrường hợp tiêu ra máu, trực trường sa, sắc nước xông, rửa. Huyết áp cao dùnglá khô 40 đến 80g sắc uống (Danh Từ Dược Vị Đông Y). ...