Danh mục tài liệu

MẤT NGỦ NỖI LO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.41 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi (NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức - ngủ. Trong cơ thể người, melatonin được tiết ra từ lúc mới sinh, đến 15 tuổi, bắt đầu giảm đi và sau 45 tuổi bị cạn kiệt rất nhanh. Ngay cả khi đạt mức tối đa, lượng melatonin ở NCT cũng chỉ bằng một nửa so vớI người trẻ, đến 80...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MẤT NGỦ NỖI LO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẤT NGỦ NỖI LO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Nguồn: www.suckhoedoisong.vn Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi(NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tênlà melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức - ngủ. Trong cơ thể người,melatonin được tiết ra từ lúc mới sinh, đến 15 tuổi, bắt đầu giảm đi và sau 45 tuổi bịcạn kiệt rất nhanh. Ngay cả khi đạt mức tối đa, lượng melatonin ở NCT cũng chỉbằng một nửa so vớI người trẻ, đến 80 tuổi thì giảm đến mức tối thiểu. Càng cao tuổi càng dễ mất ngủ Điều dễ nhận thấy là trẻ càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều (trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày, chỉ thức giấc khi đói hay tã ướt), thanh niên mỗi ngày ngủ 8-9 giờ, NCT ngủ ít hơn nhiều: chỉ 5-6 giờ hoặc 4-5 giờ, lại hay thức giấc nhất là các cụ ông. Nhưng, theo các nhà sinh lý học, vấn đế cốt lõi không phải ở số giờ ngủ mà ở chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ êm dịu, không mộng mị, chập chờn; thức dậy thấy thoải mái, dễ chịu, hào hứng bước vào một ngày mới. Điều này cũng có nghĩa là, không thể đòi hỏi NCT phải ngủ được nhiều như những người trẻ tuổi. Điều tra dịch tễ học cho thấy, số đông NCT thường phàn nàn về giấc ngủ. Có cụ vào giấc ngủ rất khó nhưng rồi ngủ được. Có cụ vừa đặt lưng đã ngủ nhưng nửa đêm tỉnh giấcrồi mắt “chong chong” đến sáng. Nhưng phần lớn ngủ chập chờn, không say, giấc ngủ bịđứt quãng nhiều lần, khi thức dậy cảm thấy không thoải mái, uể oải. Các cụ bà hay bị mấtngủ hơn các cụ ông; trên 70 tuổi, tỷ lệ mất ngủ ở các cụ bà cao gấp đôi các cụ ông. Mất ngủ có thể nhất thời xảy ra (gọi là mất ngủ cấp tính). Mất ngủ cấp tính chủyếu do rối loạn thích nghi, có đặc điểm là mất ngủ ngắt quãng (có những lúc tỉnh giấc),ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ và ngủ bù; nhưng khi stress được giải tỏa, giấc ngủ sẽ trở lạibình thường. Thời gian mất ngủ trung bình 1-2 tuần lễ tùy theo tuổi tác, cá tính và tínhchất stress. Chẳng hạn: tiếng xe cộ qua lại, tiếng nhạc ầm ĩ, chói tai, mùi các con vật nuôitrong nhà... đều có thể là những stress. Khi stress không được loại trừ hoặc xuất hiện các nhân tố làm cho nó tiếp tục tồntại, mất ngủ vẫn tiếp diễn và kéo dài thậm chí thành mạn tính. Một số thói quen như giờgiấc đi ngủ thất thường, thường xuyên nằm trên giường xem ti-vi nhiều giờ liền, ăn uốngtại phòng ngủ; uống rượu, hút thuốc lá, uống cà phê, trà đặc buổi tối hay lo lắng quá mứcvề tình trạng mất ngủ... có thể làm mất ngủ kéo dài. Gọi là mất ngủ mạn tính khi thờIgian mất ngủ kéo dài từ 3 tháng trở lên. Những nguyên nhân gây ra mất ngủ Mất ngủ có thể là một triệu chứng của một bệnh, hay do nhiều nguyên nhân gâyra. Mỗi nguyên nhân lại có những dấu hiệu mất ngủ đặc trưng, chẳng hạn: - Mất ngủ do các sự cố (như phải thay đổi chỗ ở, ốm đau bệnh tật, mất việc làm,hôn nhân tan vỡ, đau buồn tang tóc...) thường rất khó vào giấc ngủ. - Mất ngủ có trầm cảm: ngủ không yên hay thức giấc, dậy quá sớm trước giờthường lệ, kèm theo suy nghĩ miên man, tâm trạng buồn chán, sụt cân. - Mất ngủ do bệnh tim: khó thở khi nằm ở người bị suy tim, do khó thở kịch pháttrong cơn tăng huyết áp, loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ. - Mất ngủ do đau (đau khớp, đau vùng trước tim...): khó vào giấc ngủ, nhiều lầnphải thức giấc. - Mất ngủ do hội chứng ngừng thở khi ngủ (như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hensuyễn...): ngủ đủ số giờ cần thiết nhưng khi thức dậy thấy không dễ chịu, người mệt mỏi;bị nhức đầu lúc mới thức dậy buổi sáng, khó tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ; ban đêmngáy như sấm, ra nhiều mồ hôi, trằn trọc, nhiều lần thức giấc. Để được giấc ngủ ngon Để được ngon giấc, các bậc cao niên cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây: - Tránh mọi tác nhân kích thích: ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ không uống ruợu;sau 4 giờ chiều không hút thuốc lá (nếu bỏ thuốc lá, thuốc lào thì càng tốt), không uốngcà phê; cũng không nên dùng các thức ăn, đồ uống có caffein trước khi đi ngủ. - Tập luyện đều đặn, tốt nhất là tập vào cuối buổi chiều nhưng cần tránh tập cácmôn hoạt động thể lực mạnh sau 6 giờ chiều. Cá ...