1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2. Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẫu lập dự án đầu tư
LUẬT XÂY DỰNG
Đ i ề u 36 . Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2. Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ
đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình
cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần
thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ về
công nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn,
khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã
hội của dự án.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước, ngoài
việc phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này việc xác định chi phí
xây dựng phải phù hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đối với
dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
thì phải bảo đảm kịp thời vốn đối ứng.
Đ i ề u 37 . Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình,
bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công
nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và
hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả, phòng, chống cháy,
nổ, đánh giá tác động môi trường;
2. Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng
công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến
trúc; kích thước, kết cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ
thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu
xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình.
Đ i ề u 38 . Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công
trình
1. Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập dự
án đầu tư xây dựng công trình;
c) Có người đủ năng lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù
hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng công trình để đảm nhận chức danh chủ
nhiệm lập dự án; cá nhân tham gia lập dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp
với từng loại dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Cá nhân hành nghề độc lập lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có năng lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chính phủ quy định phạm vi hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình
của cá nhân hành nghề độc lập.
Nghị định 16/2006/NĐ-CP ngày 07/02/2005
Điều 4. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư
1. Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình
để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án nhóm A
không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình
Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó
khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công
trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa
điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật
tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng
mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái,
phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án,
phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân
kỳ đầu tư nếu có.
3. Xin phép đầu tư xây dựng công trình
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Báo cáo đầu tư xây dựng công trình tới Bộ
quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy
ý kiến của các bộ, ...
Mẫu lập dự án đầu tư
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 52.00 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mẫu lập dự án đầu tư đầu tư xây dựng lập dự án xây dựng quy hoạch phát triển quy hoạch đầu tưTài liệu có liên quan:
-
2 trang 301 0 0
-
Đề tài: Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
20 trang 172 0 0 -
24 trang 156 0 0
-
Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND
24 trang 146 0 0 -
7 trang 137 0 0
-
7 trang 105 0 0
-
Quyết định số 1024/QĐHC-CTUBND
5 trang 100 0 0 -
Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND
17 trang 100 0 0 -
Quyết định số 1728/2012/QĐ-UBND
4 trang 95 0 0 -
Giáo trình Kinh tế xây dựng: Phần 1 - Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)
152 trang 82 0 0