Danh mục tài liệu

Mỉm cười

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.04 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Huê Kì có hai tiếng "Keep smiling" để khuyên mọi người phải giữ nụ cười. Nụ cười vốn có tính cách một cách tự nhiên, tự phát, mà tại sao lại biến nó thành một nét bất tuyệt? Sở dĩ vậy, trước hết là để tỏ rằng: dù tôi có rầu rĩ, đau khổ thì cũng không muốn để lộ cho người khác thấy; tôi phải ráng tự chủ cho được vì tôi phải tôn trọng người đối diện với tôi, chứ còn riêng tôi thì đáng kể gì đâu; tôi không bao giờ được làm phiền lòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỉm cười Mỉm cười Ở Huê Kì có hai tiếng Keep smiling để khuyên mọi người phải giữnụ cười. Nụ cười vốn có tính cách một cách tự nhiên, tự phát, mà tại sao lạibiến nó thành một nét bất tuyệt? Sở dĩ vậy, trước hết là để tỏ rằng: dù tôi córầu rĩ, đau khổ thì cũng không muốn để lộ cho người khác thấy; tôi phải rángtự chủ cho được vì tôi phải tôn trọng người đối diện với tôi, chứ còn riêngtôi thì đáng kể gì đâu; tôi không bao giờ được làm phiền lòng người đó, màtrái lại phải làm cho người đó vui; giữa người đó và tôi, phải có một khôngkhí thoải mái, tin cậy, cái đó rất có lợi cho công việc làm ăn - lí do nàykhông phải không quan trọng. Nụ cười còn có ý nghĩa này: tôi mỉm cười làcó lí lắm, vì tôi là công dân của một nước mạnh và rất hoạt động, nhờ vậytôi có thể làm chủ được đời sống. Nụ cười của tôi có cái ma lực thu hút sựthành công, đẩy lùi nghịch cảnh, ngăn cản những cảm xúc tiêu cực như sợsệt, nghi ngờ, nhút nhát, thất vọng. Xét về phương diện tích cực thì thứ nụ cười bất biến đó biểu lộ lòngtự chủ, lòng quý mến người đối diện của mình, muốn cho người đó vui vẻ.Xét về phương diện tiêu cực thì nó là một thứ che đậy: giấu cái tâm trạngthực của mình, đàn áp những cảm xúc khác chỉ để cho sự hòa nhã, ân cần rấtmực biểu lộ ra thôi. Điều đó chứng tỏ rằng nụ cười cũng như mọi biểu lộ khác, có một giátrị còn hồ nghi, muốn biết chân giá trị của nó thì phải xét tinh thần, tấm lòngcủa người mỉm cười đã. Nụ cười có nhiều vẻ lắm: nó có thể dễ thương, rực rỡ, hiền từ, khoáihoạt, ranh mãnh, ngượng nghịu, ngọt ngào, tự đắc, khinh người, mỉa mai,chua chát, an phận, quỷ quyệt, ngớ ngẩn, ngu ngốc, tàn ác, bí mật, vân vân.Tất cả các cảm xúc của con người đều có thể biểu lộ bằng một cách nào đó:nhoẻn miệng cười. Ngay cặp mắt cũng không diễn đạt đ ược nhiều cảm xúcmột cách chính xác như vậy. Tại sao vậy nhỉ? Miệng là bộ phận trước hết là để ăn; đối với conngười thời nguyên thủy thì ăn là việc quan trọng nhất trong đời sống. Nhờmiệng ta biết được vị của thức ăn: chua, ngọt, chát, cay và đắng, có hợp vớikhẩu vị của ta không. Nếm mỗi vị thì miệng ta lại có một cử động riêng. Nếuthức ăn ngọt, ngon thì cuối mép ta lại nhếch lên, môi ta ép vào răng và tathốt lên: Mmm, ngon tuyệt! Mà khi miệng cử động như vậy thì chính là tamỉm cười. Vậy nụ cười biểu lộ sự khen, sự thỏa mãn. Nó tỏ một thái độ thânthiện, hiền từ, chấp nhận điều người khác muốn; dĩ nhiên nụ cười đó phải lànụ cười hoàn toàn thành thực, không che giấu những tình cảm khác. Chúngta phải tập thói quen mỉm cười, phải; nhưng mỉm cười một cách thành thực,tươi đẹp và hiền hậu như vậy kìa. Nhưng người ta có thể mỉm cười hoài được không? Thực ra thì khôngthể được. Nhưng phải ráng mỉm cười cho thật nhiều, và phải noi gươngnhững người lấy hai chữ Keep smiling làm quy tắc căn bản trong đời sống.Khi tâm trạng của ta không vui, không muốn mỉm cười chút nào, mà cònmuốn tỏ vẻ cau có, thô lỗ, rầu rĩ, ương ngạnh, ghê tởm cho xã hội, thì chínhlà lúc ta nên mỉm cười; như vậy không phải chỉ vì ta quý mến người khácmà cũng chỉ vì ta yêu chính ta nữa. Nhưng mỉm cười như vậy chẳng phải giả dối ư, mà trong đoạn trên tôimới khuyên phải thành thực trước hết? Phải, giả dối thực đấy, nếu chúng tasoi gương, tìm một nụ cười rồi tập tành như tập một trò ảo thuật, mà khônghiểu ý nghĩa chân chính của nụ cười. Nhưng cái nụ cười vờ vĩnh đó có gạtđược ai đâu? Trái lại chỉ làm cho người ta đâm nghi ngờ và tự hỏi: Hắn cheđậy cái gì đây?. Vì trước khi tập mỉm cười, phải gây cho mình cái tâm trạngmà nụ cười sẽ diễn đã, nghĩa là tâm trạng hiền từ, chấp nhận đời, chấp nhậný kiến người khác, tức tâm trạng mà ta gọi là tình thương. Nhưng có thể tự ýgây cho mình tâm trạng đó không? Dĩ nhiên, không thể thình lình một buổisáng nào đó, hăng hái quyết định: Từ hôm nay, mình sẽ yêu mọi người vàmỉm cười, mà tạo ngay được tâm trạng đó; phải tốn công tập tành lâu rồimới hiểu được người khác, yêu họ, khoan dung với họ được. Tập được rồi thì ta sẽ thấy hiện tượng tâm linh kì dị này: là ta có thểđi ngược con đường được, nghĩa là đáng lẽ phải có cái tâm trạng vui vẻ, yêungười rồi mới mỉm cười, thì ta có thể cứ mỉm cười trước đi rồi tâm trạng vuivẻ, yêu người đó sẽ lần lần hiện ra. Nhưng thái độ như vậy có mâu thuẫn vớiđiều tôi mới nói ở trên không? Thưa không, chỉ là mâu thuẫn bề ngoài vìngười nào mới ráng biểu lộ một cảm xúc nào thôi (dù là chỉ lờ mờ nhận địnhđược những nguyên nhân đích thực của cảm xúc đó) thì cũng đã có cái ýmuốn cảm xúc thực như vậy rồi. Một ái nữ của nữ hoàng Marie Thérèse bảo rằng không làm sao màyêu ông chồng của mình được. Bà viết thư khuyên: Con cứ tự thuyết phụccon hoài rằng con yêu anh ấy, rồi lần lần con sẽ yêu anh ấy thực. Tôi không hoàn toàn tin ý kiến đó đâu mặc dầu nó chứa một phầnchân lí. Người nào tự bắt mình phải mỉm cười, tức là tập tự chủ, mà đức tựchủ đã là một ...