Danh mục tài liệu

Mỏ đá đảo lộn cuộc sống người dân

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.52 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỏ đá đảo lộn cuộc sống người dânSuốt nhiều năm qua, người dân xóm Nà Đoỏng, xã Duyệt Trung thị xã Cao Bằng (Cao Bằng) luôn phải sống trong tâm trạng hoảng loạn, chỉ vì mìn tại mỏ đá của Công ty Cổ phần xi măng Cao Bằng cứ nổ đùng đoàng như đánh trận, dân chẳng biết gọi ai giúp đỡ, mà chỉ biết “cầu trời khấn phật” mong sao mình được bình an. Lần theo thông tin của bạn đọc, chúng tôi đến Nà Đoỏng xã Duyệt Trung thị xã Cao Bằng. Con đường vào xóm Nà Đoỏng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỏ đá đảo lộn cuộc sống người dân Mỏ đá đảo lộn cuộc sống người dânSuốt nhiều năm qua, người dân xóm Nà Đoỏng, xã Duyệt Trung thị xãCao Bằng (Cao Bằng) luôn phải sống trong tâm trạng hoảng loạn, chỉ vìmìn tại mỏ đá của Công ty Cổ phần xi măng Cao Bằng cứ nổ đùngđoàng như đánh trận, dân chẳng biết gọi ai giúp đỡ, mà chỉ biết “cầu trờikhấn phật” mong sao mình được bình an.Lần theo thông tin của bạn đọc, chúng tôi đến Nà Đoỏng xã DuyệtTrung thị xã Cao Bằng. Con đường vào xóm Nà Đoỏng trơn trượt vì trờimưa rả rích do ảnh hưởng của cơn bão số 4. Lối rẽ phải đi vào mỏ đácủa Công ty CP xi măng Cao Bằng thì nhiều ổ gà, ổ voi n gập nước.Thấy xe ô tô của người lạ xuất hiện, một thanh niên đi xe máy SH cứbám theo. Khi chúng tôi đưa máy ảnh chụp hình khu ruộng lúa và bãi sỏiđá chảy xuống ruộng, ngay lập tức anh ta cất giọng dằn mặt: “Chúngmày thích chụp ảnh lắm phải không, cút mau ra khỏi chỗ này nghe rõchưa, bố lệnh cho lính nổ mìn cho chúng mày chết toi bây giờ…”. Những đám ruộng 2 vụ đã bị bỏ hoang hóa thành bãi cỏ dạiNghe thấy tên côn đồ nói vậy, mấy bác nông dân gần đó bảo chúng tôirằng đó là “cai” mỏ đá. Một bác nông dân đang làm dưới ruộng nói vớilên: “Họ không thích nhà báo đến gặp dân, các anh nhanh mà rút khỏikhu này, nếu không sẽ gặp phức tạp đấy!”. Đúng như dự tính, tên kia chỉlên đến mỏ một lúc là có tiếng tri hô “nổ mình đấy, chạy mau lên”. Bàcon dưới ruộng nghe vậy là cùng chạy toán loạn, chúng tôi cũng nhanhchóng tấp vào nhà ông Lý Văn Noọng để lánh nạn. Sau một hồi mìn nổvang trời, mọi người lại từ các nhà dân quanh khu ruộng gọi nhau rađồng.Thấy khách bất đắc dĩ chạy vào nhà, ông Lý Văn Noọng đã pha trà mờikhách, qua câu chuyện, ông cho biết: Mỏ đá này là của Công ty cổ phầnxi măng Cao Bằng, đã khai thác đá ở đây hơn 10 năm rồi. Từ ngày khaithác mỏ đá, xóm Nà Đoỏng như sống trong thời chiến tranh. Mỏ đá nổmìn chẳng theo qui định nào, họ thích nổ lúc nào cũng được. Trước khinổ mìn, công nhân của mỏ đá chỉ tri hô là “chú ý chú ý… sắp nổ mìnđấy, ai ở ngoài đồng, dưới ruộng chạy nhanh”, có ngày cùng với lời trihô, là tiếng còi báo động kêu inh ỏi, ai làm dưới khu ruộng này cũngnghe được tiếng còi rú, họ biết là mỏ đá sắp nổ mìn, nên có ở dưới ruộngcũng phải nhanh chóng chạy vào nhà ai đó gần nhất trú ẩn, khi nào hếttiếng nổ mìn lại ra đồng làm.Ông Noọng cứ thủng thẳng nói rằng, năm 1979 giặc phương bắc đánhchiếm thị xã Cao Bằng ác liệt là thế, nhưng ông và người dân nơi đâykhông hề lo sợ như những loạt mìn khai thác đá của Công ty CP Ximăng Cao Bằng. Vì nó cứ dai dẳng ì ùng ngày này qua ngày khác hàngchục năm qua, lúc nào đá bắn xa thì rơi vãi khắp đồng ruộng và khu nhàông thì thường xuyên bị đá sỏi bay đến, có lần rơi khắp nhà như mưa đá. Ông Lý Văn Noọng vã mồ hôi hột mỗi khi nghe thấy mìn nổCăn nhà ông mới lợp được 6 tháng đã hai lần bị vỡ tấm lợp, một lần gầnđây nhất là một hòn đá to bằng cái ấm nước trúng mái nhà, tấm lợp vỡtanh bành, hòn đá rơi xuống bàn uống nước, cũng may không ai bịthương. Qua lần đó, mỗi khi có còi báo động, mìn chưa nổ thì người ôngcứ run lên bần bật. Đã vậy, mỏ đá lại nổ mìn chẳng theo một quy luậtnhất định. Có khi chỉ trong một buổi sáng họ có thể rú còi báo động nổmìn từ 2 đến 3 lượt. Sau mỗi lần đinh tai nhức óc, mùi khói thuốc cứkhét lẹt bay tỏa khắp khu dân cư làm cho người già, trẻ em ho sặc sụa…Còn chị Nông Thị Danh thôn Nà Đoỏng, trong lúc cùng trú ẩn tại nhàông Lý Văn Noọng nghe câu chuyện của ông Noọng kể, mắt cứ đỏ hoevì uất ức, cũng cho biết thêm: “Nhà tôi có 1.000 m2 đất ruộng 2 vụ lúa,nhưng từ năm 1997, mỏ sắt Nà Lũng đổ đất ở phía trên thung lũng chắnnguồn nước, mỗi lần mưa thì đất đỏ tràn xuống vùi lên trên đất màukhoảng 40 cm, nên rất khó trồng cấy, còn bây giờ lại có thêm đất lẫn đásỏi nhỏ của mỏ đá cũng tràn xuống càng làm đất bị chai cứng, cây lúa bịbó chân, ruộng lại chỉ cấy được một vụ, năng suất năm nào cũng mất thuhoạch quá một nửa, có vụ thì mất trắng, cho nên quanh năm thiếu gạoăn. Nhiều lúc bực tức, tôi đã kiến nghị lên Mỏ và lên cả xã Duyệt Trungnữa, nhưng chẳng ai đến giải quyết. Bây giờ cả hai vợ chồng tôi phải đilàm thuê quanh năm cũng chẳng đủ cho 5 miệng ăn, nghĩ mà cực khổquá. Tất cả chỉ tại mỏ đá, mỏ sắt này gây nên thôi..”Khi nghe tiếng tri hô nổ mìn, dân làm ruộng tại xóm Nà Đoỏng đi trú ẩn thế nàySau loạt tiếng nổ phá đá vang trờ i vừa chấm dứt, lúc đó mới khoảng 10giờ sáng, nên mọi người lại tranh thủ í ới gọi nhau ra ruộng. Chúng tôilại theo bà con ra đồng, lội qua những đám ruộng bỏ hoang hóa ngaydưới chân mỏ đá, đến xem thực tế những nơi đất đỏ, đá sỏi tràn xuốngruộng.Bà Vương Thị Đào chỉ cho chúng tôi về mấy đám ruộng đã bị bãi sỏitrắng toát của mỏ đá trôi xuống, phủ kín không thể trồng lúa được đãmấy năm nay, giờ cỏ dại mọc hoang hóa như đất đồi. Bà Đào phân trần:“ Ruộng nhà tôi bị đá lấp, đến bảo mỏ đá đào lên để trả lại mặt bằng, thìhọ bảo là đất đá này là c ...