Mô hình cơ quan quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: Từ lý thuyết đến thực tiễn và bài học cho Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 637.33 KB
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Mô hình cơ quan quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: Từ lý thuyết đến thực tiễn và bài học cho Việt Nam xem xét những yêu cầu đặt ra từ góc độ lý thuyết đối với một cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia để đáp ứng với đòi hỏi về tăng trưởng bền vững, kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia và một số bài học được rút ra cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình cơ quan quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: Từ lý thuyết đến thực tiễn và bài học cho Việt Nam JSTPM Tập 11, Số 3, 2022 1 MÔ HÌNH CƠ QUAN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Đinh Tuấn Minh1 Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Đinh Thị Thanh Bình Đại học Ngoại thương Nguyễn Thuỳ Liên Công ty nghiên cứu thị trường Viet Analytics Tóm tắt: Vai trò của đổi mới sáng tạo (ĐMST) đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng được khẳng định trên cả góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia để giám sát sự vận hành của hệ thống ĐMST quốc gia nhằm đưa ra các chính sách ĐMST phù hợp với thực tiễn phát triển. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, có hai mô hình tiêu biểu của cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia. Mô hình thứ nhất giới hạn chức năng vào hoạt động tư vấn chính sách ĐMST cho chính phủ. Mô hình này phổ biến ở các nước phát triển phương Tây. Mô hình thứ hai mở rộng chức năng sang các hoạt động điều phối chính sách và giám sát việc thực thi chính sách ĐMST quốc gia. Đây là mô hình phổ biến ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, bài viết khuyến nghị Việt Nam nên sớm thành lập cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia theo mô hình của một số nước Đông Á. Từ khoá: Đổi mới sáng tạo; Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; Quản trị. Mã số: 22081901 NATIONAL INNOVATION COUNCILS: FROM THEORY TO PRACTICE AND LESSONS FOR VIETNAM Abstract: The role of innovation in economic growth has been increasingly confirmed from both theoretical and practical perspectives. Many countries around the world have established national innovation councils to monitor the operation of their national innovation system in order to come up with innovation policies in line with development practice. Reviewing experience of a number of countries we found that there are two typical models of national innovation council. The first one limits the function to consulting activities for the 1 Liên hệ tác giả: dinhtuanminh.maastricht@gmail.com 2 Mô hình cơ quan quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia:… government. This model is popular in Western developed countries. The second one extends the function to policy coordination activities and monitoring the implementation of national innovation policy. This is a popular model in East Asian countries such as Japan, Korea, China, and Singapore. From international experience and Vietnam's context, we recommends that Vietnam should establish a national innovation council following the model of mentioned East Asian countries. Keywords: Innovation; National Innovation System; Governance of Innovation Systems; Administration. 1. Dẫn nhập Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) ngày càng được coi trọng. Tùy từng mô hình, vai trò của KHCN&ĐMST đối với tăng trưởng kinh tế có thể sẽ khác nhau, nhưng tựu chung, đấy là yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (OECD, 1999; OECD, 2005; Nguyễn Thuỳ Liên, Đinh Tuấn Minh và Hoàng Văn Trung, 2021). Vấn đề đặt ra cho các chính phủ trên thế giới là làm thế nào tác động tích cực vào các hoạt động KHCN&ĐMST để tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững cho nền kinh tế của quốc gia mình. Nếu như trước đây, vai trò của chính phủ là đưa ra các chính sách để giải quyết vấn đề “thất bại của thị trường” nhằm khuyến khích đầu tư cho R&D để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì gần đây với sự ra đời của khái niệm hệ thống ĐMST quốc gia, vai trò của chính phủ là làm thế nào để hệ thống ĐMST quốc gia hoạt động hiệu quả (OECD, 1999). Đòi hỏi mới này dẫn đến sự hình thành của cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia (governance of national innovation systems) với chức năng chính là theo dõi, đánh giá sự vận động và đưa ra những khuyến nghị chính sách tác động vào hệ thống ĐMST quốc gia theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Bài viết này xem xét những yêu cầu đặt ra từ góc độ lý thuyết đối với một cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia để đáp ứng với đòi hỏi về tăng trưởng bền vững, kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia và một số bài học được rút ra cho Việt Nam. 2. Quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia từ góc độ lý thuyết 2.1. Những khía cạnh đặc thù của hoạt động đổi mới sáng tạo Theo Oslo Manual phiên bản mới nhất (OECD/Eurostat, 2019, tr. 20): “Một ĐMST là một sản phẩm hoặc quá trình (hoặc kết hợp giữa chúng) có tính mới hoặc được cải tiến theo nghĩa khác đáng kể so với các sản phẩm hoặc các quá trình trước đó của đơn vị tổ chức, và ở trạng thái sẵn sàng để người JSTPM Tập 11, Số 3, 2022 3 sử dụng tiềm năng sử dụng (với sản phẩm) hoặc đã được đơn vị đó đưa vào sử dụng (với quá trình)”2. Với định nghĩa này, hoạt động ĐMST có những đặc thù sau (OECD/Eurostat, 2019, tr. 45-48): Sản phẩm tri thức ĐMST bắt nguồn từ các hoạt động dựa trên tri thức bao gồm ứng dụng thực tiễn của thông tin và tri thức hiện có hoặc mới được phát triển. Yếu tố thông tin bao gồm các dữ liệu có tổ chức (organized data), có thể được sao chép và chuyển giao giữa các tổ chức tại mức giá thấp. Yếu tố tri thức đề cập đến sự hiểu biết về thông tin và khả năng sử dụng thông tin cho các mục đích khác nhau. Điều này dẫn đến hoạt động ĐMST, một mặt đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng mặt khác lại có khả năng sử dụng miễn phí như các loại hàng hoá công cộng. Đặc tính ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình cơ quan quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: Từ lý thuyết đến thực tiễn và bài học cho Việt Nam JSTPM Tập 11, Số 3, 2022 1 MÔ HÌNH CƠ QUAN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Đinh Tuấn Minh1 Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Đinh Thị Thanh Bình Đại học Ngoại thương Nguyễn Thuỳ Liên Công ty nghiên cứu thị trường Viet Analytics Tóm tắt: Vai trò của đổi mới sáng tạo (ĐMST) đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng được khẳng định trên cả góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia để giám sát sự vận hành của hệ thống ĐMST quốc gia nhằm đưa ra các chính sách ĐMST phù hợp với thực tiễn phát triển. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, có hai mô hình tiêu biểu của cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia. Mô hình thứ nhất giới hạn chức năng vào hoạt động tư vấn chính sách ĐMST cho chính phủ. Mô hình này phổ biến ở các nước phát triển phương Tây. Mô hình thứ hai mở rộng chức năng sang các hoạt động điều phối chính sách và giám sát việc thực thi chính sách ĐMST quốc gia. Đây là mô hình phổ biến ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, bài viết khuyến nghị Việt Nam nên sớm thành lập cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia theo mô hình của một số nước Đông Á. Từ khoá: Đổi mới sáng tạo; Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; Quản trị. Mã số: 22081901 NATIONAL INNOVATION COUNCILS: FROM THEORY TO PRACTICE AND LESSONS FOR VIETNAM Abstract: The role of innovation in economic growth has been increasingly confirmed from both theoretical and practical perspectives. Many countries around the world have established national innovation councils to monitor the operation of their national innovation system in order to come up with innovation policies in line with development practice. Reviewing experience of a number of countries we found that there are two typical models of national innovation council. The first one limits the function to consulting activities for the 1 Liên hệ tác giả: dinhtuanminh.maastricht@gmail.com 2 Mô hình cơ quan quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia:… government. This model is popular in Western developed countries. The second one extends the function to policy coordination activities and monitoring the implementation of national innovation policy. This is a popular model in East Asian countries such as Japan, Korea, China, and Singapore. From international experience and Vietnam's context, we recommends that Vietnam should establish a national innovation council following the model of mentioned East Asian countries. Keywords: Innovation; National Innovation System; Governance of Innovation Systems; Administration. 1. Dẫn nhập Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) ngày càng được coi trọng. Tùy từng mô hình, vai trò của KHCN&ĐMST đối với tăng trưởng kinh tế có thể sẽ khác nhau, nhưng tựu chung, đấy là yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (OECD, 1999; OECD, 2005; Nguyễn Thuỳ Liên, Đinh Tuấn Minh và Hoàng Văn Trung, 2021). Vấn đề đặt ra cho các chính phủ trên thế giới là làm thế nào tác động tích cực vào các hoạt động KHCN&ĐMST để tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững cho nền kinh tế của quốc gia mình. Nếu như trước đây, vai trò của chính phủ là đưa ra các chính sách để giải quyết vấn đề “thất bại của thị trường” nhằm khuyến khích đầu tư cho R&D để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì gần đây với sự ra đời của khái niệm hệ thống ĐMST quốc gia, vai trò của chính phủ là làm thế nào để hệ thống ĐMST quốc gia hoạt động hiệu quả (OECD, 1999). Đòi hỏi mới này dẫn đến sự hình thành của cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia (governance of national innovation systems) với chức năng chính là theo dõi, đánh giá sự vận động và đưa ra những khuyến nghị chính sách tác động vào hệ thống ĐMST quốc gia theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Bài viết này xem xét những yêu cầu đặt ra từ góc độ lý thuyết đối với một cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia để đáp ứng với đòi hỏi về tăng trưởng bền vững, kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia và một số bài học được rút ra cho Việt Nam. 2. Quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia từ góc độ lý thuyết 2.1. Những khía cạnh đặc thù của hoạt động đổi mới sáng tạo Theo Oslo Manual phiên bản mới nhất (OECD/Eurostat, 2019, tr. 20): “Một ĐMST là một sản phẩm hoặc quá trình (hoặc kết hợp giữa chúng) có tính mới hoặc được cải tiến theo nghĩa khác đáng kể so với các sản phẩm hoặc các quá trình trước đó của đơn vị tổ chức, và ở trạng thái sẵn sàng để người JSTPM Tập 11, Số 3, 2022 3 sử dụng tiềm năng sử dụng (với sản phẩm) hoặc đã được đơn vị đó đưa vào sử dụng (với quá trình)”2. Với định nghĩa này, hoạt động ĐMST có những đặc thù sau (OECD/Eurostat, 2019, tr. 45-48): Sản phẩm tri thức ĐMST bắt nguồn từ các hoạt động dựa trên tri thức bao gồm ứng dụng thực tiễn của thông tin và tri thức hiện có hoặc mới được phát triển. Yếu tố thông tin bao gồm các dữ liệu có tổ chức (organized data), có thể được sao chép và chuyển giao giữa các tổ chức tại mức giá thấp. Yếu tố tri thức đề cập đến sự hiểu biết về thông tin và khả năng sử dụng thông tin cho các mục đích khác nhau. Điều này dẫn đến hoạt động ĐMST, một mặt đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng mặt khác lại có khả năng sử dụng miễn phí như các loại hàng hoá công cộng. Đặc tính ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng kinh tế Đổi mới sáng tạo Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia Sản phẩm tri thức Quản lý hành chínhTài liệu có liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 412 0 0 -
Quyết định Về việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
1 trang 188 0 0 -
22 trang 158 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở: Phần 2 - PGS. TSKH Nguyễn Văn Thâm
52 trang 151 0 0 -
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 133 0 0 -
124 trang 125 0 0
-
346 trang 109 0 0
-
Tìm hiểu Pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Phần 1
322 trang 104 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - QUẢN LÝ SỐ SÁCH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀ TIÊN
106 trang 93 0 0 -
40 trang 89 0 0