Mô hình phát sinh ung thư nhiều bước
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.44 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mô hình phát sinh ung thư nhiều bước
Thường thì phải có nhiều hơn một đột biến trong tế bào soma mới có thể dẫn đến tất cả những biến đổi đặc thù của một tế bào ung thư thực thụ. Điều này giúp giải thích tại sao nguy cơ mắc các bệnh ung thư tăng lên đáng kể khi tuổi đời tăng lên. Nếu ung thư là do sự tích lũy của các đột biến và các đột biến có thể xuất hiện ngẫu nhiên suốt cuộc đời, thì khi tuổi đời càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình phát sinh ung thư nhiều bước Mô hình phát sinh ung thư nhiều bước Thường thì phải có nhiều hơn một đột biến trong tế bào soma mới có thể dẫn đến tất cả những biến đổi đặc thù của một tế bào ung thư thực thụ. Điều này giúp giải thích tại sao nguy cơ mắc các bệnh ung thư tăng lên đáng kể khi tuổi đời tăng lên. Nếu ung thư là do sự tích lũy của các đột biến và các đột biến có thể xuất hiện ngẫu nhiên suốt cuộc đời, thì khi tuổi đời càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng lớn. Mô hình về một con đường phát sinh ung thư gồm nhiều bước được củng cố bởi các nghiên cứu được tiến hành ở một trong những bệnh ung thư đã được tìm hiểu kĩ nhất ở người đó là bệnh ung thư ruột kết. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 135.000 bệnh nhân ung thư ruột kết mới được phát hiện và con số tử vong do bệnh này là khoảng 60.000 người. Giống như phần lớn các bệnh ung thư khác, ung thư ruột kết tién triển từ từ. Dấu hiệu đầu tiên là sự hình thành một khối polyp nhỏ, lành tính, trên lớp tế bào lót ruột kết. Các tế bào của khối polyp trông bình thường, mặc dù chúng phân chia nhanh hơn một cách bất thường. Khối u dần dần tăng trưởng rồi cuối cùng có thể chuyển thành ác tính và xâm lấn các vùng mô khác. Sự phát sinh một khối u ác tính diễn ra đồng thời với sự tích lũy thêm các đột biến làm chuyển các gen tiền khối u thành các gen gây khối u, đồng thời làm bất hoạt các gen ức chế khối u. Trong quá trình như vậy, các gen gây khối u ras và ức chế khối u p53 thường có liên quan. Ít nhất phải có khoảng sáu sự thay đổi xuất hiện ở cấp độ ADN mới có thể chuyển một tế bào sang trạng thái ung thư đầy đủ. Những thay đổi này bao gồm sự xuất hiện của ít nhất một gen gây khối u hoạt động mạnh và các đột biến làm mất chức năng (hoặc mất gen) của một số gen ức chế khối u. Ngoài ra, do các alen đột biến ở các gen ức chế khối u thường là lặn, nên trong phần lớn trường hợp, cả hai bản sao của những gen này đều phải bị bất hoạt thì mới ngăn cản được sự ức chế khối u. (Ngược lại, phần lớn các gen gây khối u thường biểu hiện như các alen trội). Ở nhiều khối u ác tính, gen mã hóa cho enzym telomeraza được hoạt hóa. Enzym này phục hồi sự ngắn lại của các đầu mút nhiễm sắc thể trong quá trình tái bản ADN. Sự sản sinh enzym telomeraza trong các tế bào ung thư làm mất một cơ chế tự nhiên hạn chế số lần phân chia mà mỗi tế bào soma bình thường có thể có được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình phát sinh ung thư nhiều bước Mô hình phát sinh ung thư nhiều bước Thường thì phải có nhiều hơn một đột biến trong tế bào soma mới có thể dẫn đến tất cả những biến đổi đặc thù của một tế bào ung thư thực thụ. Điều này giúp giải thích tại sao nguy cơ mắc các bệnh ung thư tăng lên đáng kể khi tuổi đời tăng lên. Nếu ung thư là do sự tích lũy của các đột biến và các đột biến có thể xuất hiện ngẫu nhiên suốt cuộc đời, thì khi tuổi đời càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng lớn. Mô hình về một con đường phát sinh ung thư gồm nhiều bước được củng cố bởi các nghiên cứu được tiến hành ở một trong những bệnh ung thư đã được tìm hiểu kĩ nhất ở người đó là bệnh ung thư ruột kết. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 135.000 bệnh nhân ung thư ruột kết mới được phát hiện và con số tử vong do bệnh này là khoảng 60.000 người. Giống như phần lớn các bệnh ung thư khác, ung thư ruột kết tién triển từ từ. Dấu hiệu đầu tiên là sự hình thành một khối polyp nhỏ, lành tính, trên lớp tế bào lót ruột kết. Các tế bào của khối polyp trông bình thường, mặc dù chúng phân chia nhanh hơn một cách bất thường. Khối u dần dần tăng trưởng rồi cuối cùng có thể chuyển thành ác tính và xâm lấn các vùng mô khác. Sự phát sinh một khối u ác tính diễn ra đồng thời với sự tích lũy thêm các đột biến làm chuyển các gen tiền khối u thành các gen gây khối u, đồng thời làm bất hoạt các gen ức chế khối u. Trong quá trình như vậy, các gen gây khối u ras và ức chế khối u p53 thường có liên quan. Ít nhất phải có khoảng sáu sự thay đổi xuất hiện ở cấp độ ADN mới có thể chuyển một tế bào sang trạng thái ung thư đầy đủ. Những thay đổi này bao gồm sự xuất hiện của ít nhất một gen gây khối u hoạt động mạnh và các đột biến làm mất chức năng (hoặc mất gen) của một số gen ức chế khối u. Ngoài ra, do các alen đột biến ở các gen ức chế khối u thường là lặn, nên trong phần lớn trường hợp, cả hai bản sao của những gen này đều phải bị bất hoạt thì mới ngăn cản được sự ức chế khối u. (Ngược lại, phần lớn các gen gây khối u thường biểu hiện như các alen trội). Ở nhiều khối u ác tính, gen mã hóa cho enzym telomeraza được hoạt hóa. Enzym này phục hồi sự ngắn lại của các đầu mút nhiễm sắc thể trong quá trình tái bản ADN. Sự sản sinh enzym telomeraza trong các tế bào ung thư làm mất một cơ chế tự nhiên hạn chế số lần phân chia mà mỗi tế bào soma bình thường có thể có được.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
di truyền phân tử thuật ngữ di tuyền gen ung thư di truyền học chuyên đề sinh họcTài liệu có liên quan:
-
4 trang 203 0 0
-
Sổ tay Thực tập di truyền y học: Phần 2
32 trang 112 0 0 -
TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC VÀ BỆNH LÝ
80 trang 91 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
36 trang 70 0 0 -
những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học (tái bản lần thứ ba): phần 2
128 trang 55 0 0 -
Vận dụng lí thuyết kiến tạo để nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền học (Sinh học 12)
6 trang 51 0 0 -
Chuyên đề sinh học về tinh hoàn
5 trang 49 0 0 -
Tiểu luận Công nghệ sinh học động vật
19 trang 49 0 0 -
Giáo trình Công nghệ sinh học - Tập 4: Công nghệ di truyền (Phần 1) - TS. Trịnh Đình Đạt
62 trang 42 0 0 -
Thí ngiệm của A. Hershey và M. Chase chứng minh ADN là vật chất di truyền
6 trang 42 0 0