Danh mục tài liệu

Mô hình tài phán Hiến pháp nào cho Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.59 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu mô hình tài phán hiến pháp nào cho việt nam, kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tài phán Hiến pháp nào cho Việt Nam Mô hình tài phán Hiến pháp nào cho Việt Nam? Là sản phẩm của nền dân chủ, hiến pháp được xác định là đạo luật cơ bản vàgiữ vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật. Tính tối cao của hiến pháp mang mộtnội dung kép: một mặt, các văn bản pháp quy được xây dựng nhằm mục đích cụthể hoá các nguyên tắc chung nhất được thiết lập trong hiến pháp; mặt khác, bất kỳquy tắc nào trong hệ thống pháp luật đều phải phù hợp với tinh thần của hiến pháp. Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp là biện pháp chủ yếu nhằm bảo đảm tínhnhất quán của hệ thống pháp luật. Sự nhất quán ấy, đến lượt mình, có tác dụng tạora diện mạo tích cực của luật pháp đối với xã hội như là một công trình có chấtlượng và đáng tin cậy, một trong những điều kiện cần để pháp luật đ ược tôn trọng,thực thi bằng ý thức tự giác của chủ thể. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được sự bảo đảm ấy trong thực tiễn. Rõ hơn,phải làm thế nào để có được một cơ chế kiểm tra hữu hiệu thoả mãn tiêu chí kép:một mặt, mọi chủ thể trong đời sống chính trị và pháp lý đều có thể dễ dàng tiếpcận cơ quan tài phán hiến pháp với chi phí thấp nhất mỗi khi cần yêu cầu thủ tiêumột quy tắc hay một văn bản quy phạm nào đó với lý do vi hiến; mặt khác, bảnthân cơ quan bảo hiến phải được độc lập trong xét xử để có thể đ ưa ra phán quyếtkhách quan, vô tư và có tính thuyết phục cao. Quá trình tìm kiếm giải pháp chovấn đề ấy đã dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình bảo hiến đa dạng ở các nước.Việt Nam cũng đương đầu với cùng một vấn đề, đã có cách giải quyết của riêngmình và hiện đang ở một giai đoạn nào đó của lộ trình hoàn thiện giải pháp. 1. Thực trạng hoạt động bảo hiến ở Việt Nam Bảo hiến: một phần của chức năng giám sát, kiểm tra theo phân công tronghệ thống. Cho đến nay, vấn đề bảo hiến không được đặt ra trong luật thực địnhViệt Nam một cách chuyên biệt, mà được coi là một phần của vấn đề chung về bảođảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Cơ chế bảo đảm được xây dựng dựavào tư tưởng chủ đạo theo đó Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ các hoạt động xây dựng pháp luậtbao gồm cả chính hoạt động làm luật của mình. Tư tưởng ấy là hệ quả logic củanguyên tắc tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước về tay nhân dân, nguyên tắc cơbản trong tổ chức bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với cách đặt vấn đề như thế, xu hướng dựa vào tôn ti trật tự được thiết lập tronghệ thống phân cấp thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)phát triển một cách tất yếu: Quốc hội tự kiểm tra và có quyền kiểm tra các văn bảncủa các cơ quan do mình trực tiếp lập ra, như Uỷ ban thường vụ Quốc hội(UBTVQH), Chủ tịch nước, Chính phủ...; Chính phủ kiểm tra văn bản của cácbộ… Cơ chế kiểm tra theo kiểu “thác đổ” (cascade) này được chính thức thừanhận tại Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 (Điều 87 và kế tiếp). Việc kiểm tra dựa vào hệ thống tôn ti trật tự văn bản: cao nhất là Hiến pháp, kếđó là luật, rồi đến các văn bản dưới luật. Nội dung kiểm tra hoàn toàn như nhauđối với tất cả các loại văn bản không phân biệt hình thức: đánh giá tính hợp hiến,hợp luật và phù hợp với tinh thần VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Tuynhiên, khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra thường chỉ đối chiếu văn bản đượckiểm tra với một văn bản nào đó ở bậc cao hơn kế tiếp1, chứ không nhất thiết đemvăn bản ra phân tích dưới ánh sáng của Hiến pháp. Cách làm này một phần xuấtphát từ ý thức tôn ti của con người sống trong xã hội chịu ảnh hưởng của tư tưởngKhổng - Mạnh. Thẩm quyền “bảo hiến” được thừa nhận cho tất cả các chủ thể đ ược trao quyềnkiểm tra, giám sát văn bản quy phạm phạm luật, theo nguyên tắc cơ quan cấp trêncó quyền kiểm tra VBQPPL của cơ quan cấp dưới trực tiếp; riêng Quốc hội tựkiểm tra các văn bản do mình ban hành, bao gồm luật, nghị quyết và cả pháp lệnhcủa UBTVQH mà suy cho cùng, có thể được coi là một loại luật được xây dựngtheo trình tự đặc biệt trong điều kiện Quốc hội không phải là một định chế hoạtđộng thường xuyên. Tuy nhiên, chính Quốc hội đã thông qua luật, nghị quyết bằngcách biểu quyết dân chủ; trong lo gic của sự việc, rất khó hình dung khả năng cũngchính cơ quan này, đến một lúc nào đó, cũng bằng cách biểu quyết dân chủ, lại kếtluận rằng một luật, nghị quyết do mình thông qua trước đây là vi hiến. Bởi vậy, theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội nă m 2003 (Luật giám sát),việc giám sát, kiểm tra văn bản ở cấp tối cao chỉ được thực hiện đối với các vănbản của UBTVQH trở xuống. Điều đó cũng có nghĩa rằng, tính hợp hiến của luậtvà nghị quyết của Quốc hội là cố định, đương nhiên, không tranh cãi. Vả lại, việcgiám sát của Quốc hội đối với văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền xem xét củamình chỉ được xúc tiến theo đề nghị của UBTVQH. Rất khó hình dung trong hoàncảnh đó, khả năng UBTVQH đề xuất với Quốc hội xem xét, đánh giá tính hợphiến của các văn bản quy phạm do mình ban hành ...

Tài liệu có liên quan: