Danh mục tài liệu

Mối liên hệ giữa truyền thuyết về thần Bạch Mã ở Thăng Long và nữ thần thời Lý

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 596.84 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thần Bạch Mã (白馬) còn gọi là thần Long Đỗ (龍肚), được thờ ở đền Bạch Mã và là một trong tứ trấn của Thăng Long. Tên gọi Bạch Mã hay Long Đỗ (rốn rồng) vừa gắn với sông Tô, vừa gắn với núi Nùng (là nơi xây Điện Càn Nguyên thời Lý, sau này có Điện Kính Thiên). Bài viết truy tìm cội nguồn tục thờ ngựa trắng ở Ấn-Âu và liên hệ với tục thờ thần Bạch Mã với nữ thần thời Lý của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên hệ giữa truyền thuyết về thần Bạch Mã ở Thăng Long và nữ thần thời LýTẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 87/THÁNG 8 (2024) 109 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỀ THẦN BẠCH MÃ Ở THĂNG LONG VÀ NỮ THẦN THỜI LÝ Nguyễn Thị Anh Thư Viện Nghiên cứu Hán Nôm Tóm tắt: Thần Bạch Mã (白馬) còn gọi là thần Long Đỗ (龍肚), được thờ ở đền Bạch Mã và là một trong tứ trấn của Thăng Long. Tên gọi Bạch Mã hay Long Đỗ (rốn rồng) vừa gắn với sông Tô, vừa gắn với núi Nùng (là nơi xây Điện Càn Nguyên thời Lý, sau này có Điện Kính Thiên). Những năm gần đây, có khá nhiều ý kiến khác nhau bàn về vấn đề tín ngưỡng thời Lý, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến thần Bạch Mã - vị thần Thành hoàng của Thăng Long. Dựa trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng của các nền văn hoá Á, Âu, cùng với sự khảo sát, phân tích, đánh giá của tác giả, bài viết truy tìm cội nguồn tục thờ ngựa trắng ở Ấn-Âu và liên hệ với tục thờ thần Bạch Mã với nữ thần thời Lý của Việt Nam. Từ khoá: Bạch Mã, mối liên hệ, nữ thần, Thă[ng Long, thời Lý, truyền thuyết. Nhận bài ngày 25.6.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 30.8.2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Anh Thư; Email: thunguyen22071987@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Lĩnh Nam chích quái liệt truyện và Việt Điện u linh tập, đền Bạch Mã nguyêngốc là đền Long Đỗ, được xây dựng vào thế kỷ IX, dưới thời Cao Biền nhà Đường làm Tiếtđộ sứ Tĩnh Hải quân (địa giới phần lớn thuộc miền Bắc Việt Nam ngày nay). Thần LongĐỗ là vị thần có hình tượng dị nhân cưỡi rồng, tự xưng là Long Đỗ vương chính khí thần,phá được sự trấn yểm của Cao Biền. Hình tượng Long Đỗ (gắn với Núi Nùng- rốn Rồng)còn được đồng hoá với hình tượng Tô Lịch, tức vị thần họ Tô tên Lịch. Đến thời Lý TháiTổ, đền gắn với sự tích vua nằm mộng thấy ngựa trắng đi theo hướng Tây rồi vòng vềĐông, để lại dấu chân giúp vua xây thành. Lý Thái Tổ bèn sai tạc tượng ngựa trắng để thờvà ban sắc phong cho thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng đại vương, chính thứccông nhận vị thần là Thành hoàng của cả thành Thăng Long. Đến thời Lý Thái Tông, vuaphong cho thần làm Quảng Lợi vương, danh hiệu là Bạch Mã Quảng Lợi Tối linh Thượngđẳng thần. Đền này nổi tiếng linh ứng, do gần chỗ Cửa Đông, tới thời Trần đã ghi nhận cóba lần phát hoả, nhưng lửa không bén tới đền. Sự tích ấy được Thái sư Trần Quang Khảighi thành thơ đề tặng, nnay còn biển gỗ thờ ở đền. Ngày nay, ngoại trừ tượng ngựa trắng,trong đền còn có tượng thần Long Đỗ làm bằng đồng. Vì vậy, để biết rõ về lai lịch và nguồn gốc cái tên Bạch mã, bài viết khảo sát và nghiêncứu tục thờ ngựa trắng ở Ấn-Âu, từ đó so sánh và liên hệ với tục thờ thần Bạch Mã với nữthần thời Lý của Việt Nam.110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG Về lai lịch vị thần được thờ ở đền Bạch Mã bao gồm các tài liệu cổ được dịch từ cácsách: Đại Nam nhất thống chí (1997), Địa chí Thăng Long Hà Nội (2007), Việt điện u linh(2012), Lĩnh nam chích quái (2013),… và các nghiên cứu hiện đại, bao gồm: Thăng Long -Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX (1993) của Nguyễn Thừa Hỷ, bài viết “Về vị thần thờ ở đềnBạch Mã phố Hàng Buồm Hà Nội” (1996) của Mai Hồng đăng trên Tạp chí Hán Nôm [1],Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam (1996) của Nguyễn Duy Hinh, Về văn hóa và tínngưỡng truyền thống người Việt (1997), Bách thần Hà Nội (2000) của Nguyễn Minh Ngọc,Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (2008) của Lê Hồng Lý - NguyễnThị Phương Châm, Các Thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội (2009) củaNguyễn Vinh Phúc - Nguyễn Duy Hinh, Tổng tập văn hiến Thăng Long - Hà Nội (2010) doVũ Khiêu chủ biên, Đất thiêng ngàn năm văn vật (2010) của Trần Quốc Vượng [2], Lịch sửHà Nội (2009) của Philippe Papin, Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội: Góc nhìn văn hóa (2020)của Nguyễn Doãn Minh,… Thông qua các công trình này, chúng ta biết lai lịch của ngôiđền qua các triều đại. Tuy nhiên, cái tên Bạch mã (ngựa trắng) đã thấy ở các dân tộc trênthế giới.2.1. Ngựa trắng trong truyền thuyết và văn hóa dân gian của các dân tộc trên thế giới Hình ảnh ngựa trắng là một biểu tượng tín ngưỡng rất cổ xưa và quan trong trong nhiềunền văn hóa từ Đông sang Tây. Việc tế ngựa và và thờ thần mặt trời lẫn gắn hình ảnh thần mặt trời với ngựa phát triểnsớm từ khu vực Trung Ávà sau này tìm thấy dấu vết trong mọi nền văn hóa Ấn-Âu (Indo-European). (Wyatt 2009: 90) [3]. Theo Augusto Azzaroli, tế ngựa là nét đặc trưng của vănhóa Ấn-Âu, còn ở các nền văn hóa khác thì vai trò của ngựa ít nổi bật bằng, và nếu liênquan đến tín ngưỡng thì thường thấy trong việc được chôn cùng người chết hơn là tế thần(Azzaroli 1985: 13) [4]. Theo Christoph Baumer, bằng chứng khảo cổ cho thấy tục tế ngựacó ở Trung Á có từ khoảng 6000 năm TCN, hình thành ổn định vào khoảng 2200-1700TCN [5]. Nhà sử học Hy Lạp Herodotus viết vào thế kỷ V TCN về những ngườiMassagetae như sau: “Họ chỉ thờ thần Mặt trời, và tế ngựa cho Ngài. Ý nghĩa của việc tếnày là con vật nhanh nhất thì được cúng tế cho vị thần nhanh nhất” (Baumer 2018: 99) [5]. Đặc biệt, theo Doniger, ngựa trắng được các nền văn hóa Ấn Âu coi là con vật thiêng.Tục tế ngựa ở châu Âu chỉ ngưng khi Đạo Thiên Chúa phát triển nhưng ở các dân tộc Ấn-Âu về phía Đông thì tục này còn duy trì mãi về sau (OFlaherty 1990: 165) [6]. Ở Hy Lạpcổ, trước thời kỳ Cổ điển, người ta đã coi ngựa là con vật thiêng, tuy nhiên nó vốn đượcgắn với mặt trăng chứ không phải mặt trời (Graves 2017: 564) [7]. Người Hy Lạp vốn không sùng bái mặt trời. Mãi về sau tín ngưỡng Ngựa-Mặt trời mớiphổ biến ở Hy Lạp, nơi ban đầu chi có khu vực đảo Rhodes là thờ mặt trời. Aristophanes(446-386 TCN) còn đùa rằng, Thần Mặt trời có vẻ ưu ái những người dã man hơn người HyLạp ...