Danh mục tài liệu

Mối quan hệ giữa chất lượng nước và sự phân bố của thực vật phù du tại khu vực nuôi trồng thủy sản ở đầm Thủy Tú, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 834.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu xác định mối tương quan giữa chất lượng nước tới sự phân bố của thực vật phù du (TVPD) ở khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải nuôi trồng thủy sản. Các mẫu khảo sát được thu thập tại 3 khu vực có các kênh xả nước thải nuôi trồng thủy sản ra đầm Thủy Tú và được chia thành 4 nhóm để đánh giá sự khác biệt theo không gian và thời gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa chất lượng nước và sự phân bố của thực vật phù du tại khu vực nuôi trồng thủy sản ở đầm Thủy Tú, tỉnh Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023)MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT PHÙ DU TẠI KHU VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐẦM THỦY TÚ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Thị Mỹ Hằng*, Tề Minh Sơn, Đường Văn Hiếu Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế * Email: htmhang@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 18/4/2023; ngày hoàn thành phản biện: 20/4/2023; ngày duyệt đăng: 4/12/2023 TÓM TẮT Nghiên cứu xác định mối tương quan giữa chất lượng nước tới sự phân bố của thực vật phù du (TVPD) ở khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải nuôi trồng thủy sản. Các mẫu khảo sát được thu thập tại 3 khu vực có các kênh xả nước thải nuôi trồng thủy sản ra đầm Thủy Tú và được chia thành 4 nhóm để đánh giá sự khác biệt theo không gian và thời gian. Kết quả cho thấy rằng có sự biến động rất lớn về thành phần và mật độ tế bào TVPD giữa 2 tháng khảo sát. Mặt khác, sự biến động các yếu tố môi trường đã tác động khác nhau đến mật độ tế bào TVPD trong 2 thời điểm lấy mẫu. Trong khi độ mặn, TDS là các yếu tố giới hạn cho sự phát triển của TVPD trong tháng 3, các thành phần dinh dưỡng như TP, TN, NO3-N lại là các yếu tố quyết định trong tháng 7. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy được xu hướng mật độ tế bào TVPD giảm dần từ trong ao ra đến ngoài đầm theo các khoảng cách khác nhau. Từ khóa: Thực vật phù du, chất lượng nước, nuôi trồng thủy sản1. MỞ ĐẦU Thực vật phù du bao gồm các loài vi tảo sống trong môi trường nước. Chúngđóng vai trò là sinh vật sơ cấp trong lưới thức ăn của hệ sinh thái. Nhờ đó, năng lượngvật chất được tích lũy và chuyển đổi [16]. Do vậy , thực vật phù du đóng vai trò quantrong quyết định đến tính đa dạng cũng như năng suất sinh học của hệ sinh thái. Vìsống lơ lửng trong môi trường và sử dụng trực tiếp các nguồn dinh dưỡng trong nướcđể sinh trưởng và phát triển, TVPD bị chi phối trực tiếp bởi các điều kiên môi trường[12,17]. Các yếu tố môi trường tác động mạnh đến sự phân bố của quần xã thực vậtphù du có thể kể đến như nhiệt độ, ánh sáng, độ đục, hàm lượng chất dinh dưỡng vàkhu hệ động vật ăn lọc. Ở các khu vực nước lợ hoặc vùng ven biển hay các vùng bịnhiễm mặn, độ muối đóng vai trò quan trọng chi phối quần xã TVPD. Bởi vậy, khi chất 263Mối quan hệ giữa chất lượng nước và sự phân bố của thực vật phù du tại khu vực nuôi trồng thủy sản…lượng môi trường nước thay đổi, cấu trúc của quần xã TVPD cũng sẽ chịu ảnh hưởngtheo [21, 22]. Tại một số nước ở châu Âu, thực vật phù du là một trong những nhóm sinh vậtquan trong hàng đầu trong các chương trình quan trắc chất lượng nước mặt [1]. Tạichâu Á, Omar đã sử dụng nhiều loài TVPD chỉ thị và đánh giá nhiều dạng ô nhiễmkhác nhau trong môi trường. Mặt khác, trong nước có nhiều nghiên cứu về thành phầnvà mật độ của thực vật phù du [6, 13, 23] nhưng nghiên cứu về sự phân bố của chúngtrong mối tương quan với chất lượng môi trường thì còn khá khiêm tốn. Đặc biệt, córất ít những thông tin về sự biến động trong cấu trúc của quần xã TVPD dưới sự tácđộng của nước thải nuôi trồng thủy sản. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằmđánh giá xem liệu nước thải tại khu vực nuôi trồng thủy sản ở đầm Thủy Tú, tỉnh ThừaThiên Huế có ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc của quần xã thực vật phù du haykhông.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Khu vực nghiên cứu Đầm Thủy Tú là một đầm trong ba đầm cấu thành hệ đầm phá Tam Giang –Cầu Hai, bao gồm phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai. Đầm Thủy Tú baogồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (đầm Sam), Hà Trung và Thủy Tú kéo dài từ cầuThuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km và có diện tích tới 5.220 ha. Chiều sâucủa đầm thay đổi từ 1 - 1,5 m đến 3 – 5 m tùy thuộc khu vực nhưng phổ biến là 1,5 – 2m. Diện tích mặt nước của đầm vào khoảng 60 km2 [9]. Trong nghiên cứu của chúng tôichỉ tập trung vào đầm Thủy Tú nhỏ kéo dài từ cầu Trường Hà đến Cồn Trai, tiếp giápvới đầm Cầu Hai, thuộc 2 huyện Phú Vang và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 264TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu ở đầm Thủy Tú.2.2. Phương pháp lấy mẫu - Tại khu vực nghiên cứu, 3 vị trí kênh xả thải nước thải nuôi trồng thủy sảnđược lựa chọn để lấy mẫu. Tại mỗi vị trí này, mẫu được lấy ngay tại nơi giao nhaugiữa nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản và nước bên ngoài đầm phá. Ngoài ra, mẫucũng được lấy tại khoảng cách từ dưới 100 m, và tại 200 – 300 m so với nguồn thải. Bảnđồ khu vực lấy mẫu được thể hiện trong hình 1. Mẫu được lấy vào 2 thời điểm tháng 3(các ao nuôi đã bắt đầu thả giống được 1 tuần) và tháng 7/2021 (khi vụ nuôi đã bắt đầuđược 3 đến 4 tuần). Các mẫu được chia thành 4 nhóm, trong đó, nhóm 1 là các ao nuôi, bao gồm P1,P2 và P3; nhóm 2 là tại vị trí kênh xả thải (tại điểm giao nhau giữa nước thải ở kênh vàmôi trường nước ngoài đầm) bao gồm các vị trí TT1, TT6 và TT10; nhóm 3 – các điểmtại khoảng cách dưới 100 m gồm các mẫu TT2, TT7 và TT11 so với các điểm lấy mẫu ởnhóm 2 tương ứng; nhóm 4 – các điểm tại khoảng cách 200 đến 300 m so với các điểmlấy mẫu ở nhóm 2 tương ứng, gồm 8 điểm được liệt kê trong hình 1. - Đối với mẫu xác định chất lượng nước được thu bằng thiết bị lấy mẫu nướcngang (model 1120 – G45, Hoa Kỳ), mẫu nước là mẫu tổ hợp ở 2 độ sâu 30 và 80 cmhoặc 50 và 100 cm (tùy thuộc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: