Danh mục tài liệu

Mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ở Tây Nguyên từ góc nhìn vốn xã hội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.69 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới góc độ lý thuyết vốn xã hội, bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế. Từ đó, bài viết phân tích vốn xã hội của tôn giáo ở Tây Nguyên và tác động của nó đến hoạt động kinh tế của cộng đồng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn này thông qua số liệu khảo sát xã hội học do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông năm 2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ở Tây Nguyên từ góc nhìn vốn xã hộiNghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 201444NGUYỄN THỊ MINH NGỌC*MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VỚI KINH TẾ ỞTÂY NGUYÊN TỪ GÓC NHÌN VỐN XÃ HỘITóm tắt: Vốn xã hội của tôn giáo là một yếu tố khẳng định vai tròvà ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Trên thế giới,vốn xã hội của tôn giáo rất được coi trọng, nhất là trong thời kỳtoàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay. Dưới góc độ lý thuyết vốnxã hội, bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế. Từđó, bài viết phân tích vốn xã hội của tôn giáo ở Tây Nguyên và tácđộng của nó đến hoạt động kinh tế của cộng đồng tín đồ các tôngiáo trên địa bàn này thông qua số liệu khảo sát xã hội học doViện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai,Đắk Lắk, Đắk Nông năm 2013.Từ khóa: Tôn giáo, kinh tế, vốn xã hội, mạng xã hội, Tây Nguyên.1. Cơ sở lý luận tiếp cận mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tếTrong khi vốn vật chất nói đến các vật thể hiện hữu, vốn nhân sinh nóiđến tài sản cá nhân, thì vốn xã hội nói đến sự nối kết giữa con người. Đấylà mạng lưới xã hội với những tiêu chuẩn giao dịch qua lại trong sự tintưởng lẫn nhau, đồng thời là đạo lý cư xử giữa người và người trong xãhội. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, vốn xã hội là những gì liênquan đến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống. Tất cảhợp sức tạo nên chất lượng và số lượng của thành phẩm làm nên bởi sựtương giao hợp tác trong xã hội. Vốn xã hội không chỉ đơn thuần là sựtổng hợp những khối lượng vật chất của xã hội, mà còn là chất keo làmdính chặt những khối lượng tài sản xã hội lại với nhau1.Một cách cụ thể hơn, hai tác giả Cohen và Prusak cho rằng: “Vốn xãhội bao gồm toàn bộ những kết nối có tính chủ động của con người: sựtin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị chung và các hành vi ứng xửnhằm liên kết con người và các cộng đồng, tạo ra sự hợp tác mongmuốn”2.*TS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Nguyễn Thị Minh Ngọc. Mối quan hệ giữa tôn giáo…45Như vậy, vốn xã hội là con người. Mà con người là sản phẩm của mộthoàn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một hoàn cảnh kinh tế, mộtbối cảnh lịch sử, một truyền thống văn hóa cụ thể nào đó.Vấn đề cốt lõi của vốn xã hội là niềm tin. Thành tố quan trọng của vốnxã hội là sự liên kết mạng lưới hay nhóm. Khi bàn về nguồn gốc của vốnxã hội, Fukuyama đưa ra ba nguồn gốc: Thứ nhất, từ sự giao tiếp vớinhau liên tục. Hai người giao dịch với nhau lâu sẽ thấy cần phải chứng tỏmình là người trung thực và giữ lời hứa. Thứ hai, từ các tôn giáo hay hệthống luân lý. Đó là nguồn gốc của một quyền uy, ấn định các hành vimẫu mực và trông đợi sự tuân thủ không cần suy nghĩ. Những hành vimẫu mực đó không chỉ diễn ra trong các cuộc thương thảo riêng lẻ, màcòn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua các quy trìnhđược xã hội hóa sử dụng tập quán và thói quen nhiều hơn là lý lẽ. Thứ ba,sự chia sẻ các kinh nghiệm lịch sử cũng tạo nên những hành vi mẫu mựcmột cách không chính thức và do đó cũng tạo nên vốn xã hội3.Như vậy, tôn giáo tham gia vốn xã hội nhờ quá trình hình thành niềmtin qua tương tác trong và ngoài cộng đồng tôn giáo. Niềm tin này dựatrên hệ thống chuẩn mực tôn giáo. Trên cơ sở nghiên cứu trường hợp tôngiáo Mỹ, Lưu Bành chỉ ra rằng, với tư cách là trung tâm mạng lưới xã hộiquan trọng nhất trong xã hội, đoàn thể tôn giáo là đơn vị chiếm hữu lớnnhất vốn xã hội. Đoàn thể tôn giáo thông qua tổ chức tín đồ cùng hoạtđộng, dần khiến cho tôn giáo trở thành một nơi tụ hội vốn xã hội phổ biếnnhất và cũng thuận tiện nhất trong xã hội Mỹ. Theo ông, nói đến tôn giáolà nói đến con người. Tại Mỹ, số người tham gia tôn giáo đông hơn bấtkỳ tổ chức xã hội nào. Đây là nguồn vốn xã hội to lớn trong điều kiệnnước Mỹ4.Lịch sử Mỹ cho thấy, những người dân di cư đầu tiên đến quốc gianày chỉ có thể thông qua tôn giáo mới giữ được văn hóa truyền thống vàhòa nhập vào xã hội. Đạo đức và quan niệm giá trị, mối quan hệ xã hội,sự hợp tác và tín nhiệm giữa mọi người, sự trao đổi và giúp đỡ giữa cáchội đoàn, sự kế thừa truyền thống văn hóa của người dân di cư đều đượcthực hiện thông qua mạng lưới tôn giáo và lấy tôn giáo làm hạt nhân.Trong khi giúp đỡ các cá nhân, tôn giáo đã cung cấp cho cơ sở địaphương hàng loạt người hoạt động tình nguyện, lực lượng phục vụ từthiện xã hội, những người có khả năng lãnh đạo… Thông qua tôn giáo,quan niệm giá trị truyền thống và chuẩn mực đạo đức được phát triển,46Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014thỏa mãn được nhiều nhu cầu của các cá nhân và địa phương. Trải qua sựphát triển lâu dài, tôn giáo với phương thức hết sức tự nhiên này dần biếnthành trung tâm mạng lưới xã hội chủ yếu nhất trong dân chúng, trởthành cơ sở quan trọng của vốn xã hội. Người dân Mỹ dù thuộc các loạiđoàn thể tôn giáo khác nhau, bất luận là hoàn cảnh kinh tế xã hội của họnhư thế nào, khi tham gia vào tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn gi ...