
Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm, bản chất 1.1. Vốn đầu tư phát triển Trên phương diện nền kinh tế: Vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố dịnh và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác. 1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. 1.3. Bản chất nguồn vốn đầu tư phát triển Xét về bản chất , nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy của nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội . 2. Phân loại 2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. 2.1.1.Nguồn vốn nhà nước Nguồn vốn đầu tư của nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. a. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn. b. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển tư phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả Tiểu luận Kinh tế đầu tư 1 vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó, vốn tín dụng phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô.Thông qua nguồn vốn tín dụng, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo hướng chiến lược của mình. c. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế,các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ một khối lượng vốn khá lớn.Mặc dù vẫn còn một số hạn chế,nhưng khu vực kinh tế nhà nước với sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần,hiệu quả của khu vực này ngày càng được khẳng định, tích lũy của khu vực này ngày càng tăng. Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước,thong thường chiếm 14- 15% tổng vốn đầu tư xã hội. 2.1.2. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề,phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.... Các loại hình doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, phần tích lũy của các doanh nghiệp này sẽ góp phần đáng kể vào tổng quy mô nguồn vốn của toàn xã hội, nó được coi như những tế bào có khả năng tái tạo các nguồn tài chính. 2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động được vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế. Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới.Theo tính chất của dòng luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính thức như sau: - Nguồn viện trợ phát triển chính thức( ODA) Tiểu luận Kinh tế đầu tư 2 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). - Nguồn tín dụng từ các ngân hang thương mại quốc tế. 2.2.1. Nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế, các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các nguồn tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn ODF nào khác. Bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ,các tổ chức liên hợp quốc...Vốn ODA được các chính phủ tài trợ là để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng,đầu tư nghiên cứu... các yếu tố không hoàn lại của vốn vay ODA ít nhất 25%, thời gian cho vay dài, khối lượng cho vay lớn, thời gian ân hạn dài. Bên cạnh đó, ODA còn mang tính chất ràng buộc với nước tiếp nhận vốn và là nguồn vốn vay có khả năng gây nợ. Vì vậy, chính phủ các nước phải quản lý nguồn vốn vay để sử dụng có hiệu quả. 2.2.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với nước nghèo mà cả đối với các nước công nghệ phát triển. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có đặc điểm khác với các nguồn vốn khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nguồn vốn đầu tư nguồn vốn nhà nước nguồn vốn ODA nguồn vốn tín dụng thị trường vốn quốc tếTài liệu có liên quan:
-
43 trang 196 0 0
-
Những quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước: Phần 1
212 trang 118 0 0 -
Đề tài Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn nước ta hiện nay
14 trang 103 0 0 -
Một số đột phá trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi
3 trang 86 0 0 -
Bài giảng Phân tích và quản lý nhà nước về đầu tư (Chương trình Định hướng nghiên cứu)
81 trang 80 2 0 -
4 trang 66 0 0
-
69 trang 58 0 0
-
Quyết định số 2986/QĐ-UBND 2013
7 trang 49 0 0 -
Quyết định số 1090/QĐ-UBND 2013
6 trang 40 0 0 -
Bài giảng Đầu tư nước ngoài: Chương 1 - Đinh Hoàng Minh
89 trang 37 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý đầu tư: Chương 8 - Nguyễn Thị Minh Thu
24 trang 37 0 0 -
Quyết định số: 47/QĐ-UBND (2014)
2 trang 36 0 0 -
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 3 - Nguyễn Kim Nam
48 trang 34 0 0 -
Những quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước: Phần 2
206 trang 31 0 0 -
Quản lý nợ công ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay
6 trang 31 0 0 -
Phân bổ vốn hiệu quả - một góc nhìn
4 trang 30 0 0 -
Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 5 - ThS. Trần Minh Hùng
10 trang 29 0 0 -
Tiểu Luận Kinh tế địa lý Việt Nam
22 trang 29 0 0 -
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 5: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
26 trang 28 0 0 -
Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước: Thực trạng và giải pháp
19 trang 28 0 0