Danh mục tài liệu

Môi trường trong xây dựng - Chương 1

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.07 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan về Môi trường 1.1. Khái niệm chung về Môi trường 1.1.1 Định nghĩa Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.” Ngoài ra còn có những định nghĩa khác về môi trường: Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường trong xây dựng - Chương 1 Tài liệu tham khảo Chương 1 Tổng quan về Môi trường1.1. Khái niệm chung về Môi trường1.1.1 Định nghĩa Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnhhưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.” Ngoài ra còn có những định nghĩa khác về môi trường: Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới mộtvật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong mộtmôi trường. Khái niệm chung về môi trường như vậy được cụ thể hoá đối với từng đối tượng vàtừng mục đích nghiên cứu. Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiệnbên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995). Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữusinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng ĐứcNhuận, 2000). Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tựnhiên,… mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,… có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứngthích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do conngười tạo ra, những cái vô hình (tập quán, niềm tin,…), trong đó con người sống và lao động, họkhai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình(UNESCO, 1981). Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế,xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, hoạt động và sự phát triển của từng cánhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.1.1.2 Các thành phần cơ bản của môi trườnga) Thạch quyển Thạch quyển hay vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng rất mỏng so với kích thước của Trái Đất, độ dàykhoảng từ 5÷40km, có cấu tạo hình thái phức tạp, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý khác nhau.Thạch quyển có ảnh hưởng lớn đến sự sống trên Trái Đất; Con người hiện đang sống trong mộtphần rất mỏng manh, có thành phần phức tạp và rất linh động của Trái Đất là vỏ Trái Đất. Bảng 1.1. Thành phần các nguyên tố hoá học phổ biến trong vỏ Trái Đất STT Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích toàn vỏ 1. O 46,60 93,77 2. Si 27,72 0,86 3. Al 8,13 0,47 4. Fe 5,0 0,43 5. Mg 2,09 0,29 6. Ca 3,63 1,03 7. Na 2,83 1,32 8. K 2,59 1,83 ChÊt h÷u Kh«ng khÝ c¬ 5% C¸c chÊt 20% kho¸ng 40% N−íc 35% Hình 1.2. Các thành phần trong đất b) Thuỷ quyển Môn Môi trường trong XD -1- Tài liệu tham khảo Nước tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo thànhthuỷ quyển. Thuỷ quyển hay môi trường nước là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái Đất, bao gồm các đại dương, sông, suối, hồ, ao, nước ngầm, băng tuyết và hơi nước. Tổng lượng nước vào khoảng 1,4 tỷ km3, bao phủ 71% bề mặt Trái Đất. Trong đó, biển và đại dương chiếm 97,5% toàn bộ thuỷ quyển, 2,5% lượng nước còn lại với 2/3 là băng trên núi cao và hai cực, nước ngọt sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,77%. Hình 1.3. Thành phần nước trên Trái Đấtc) Khí quyển Khí quyển hay môi trường không khí là lớp vỏ khí bao bọc vỏ Trái Đất. Khí quyển đượchình thành từ hơi nước, từ các chất khí thoát ra từ thuỷ quyển và thạch quyển. Khí quyển Trái Đấtđóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống của con người, sinh vật và cân bằngkhí hậu toàn cầu. Thành phần khí quyển hiện nay của Trái Đất khá ổn định theo phương nằm ngang và có cấutrúc phân lớp theo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: