Danh mục

Môi trường trong xây dựng - Chương 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.82 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm về quản lý Môi trường 2.1. Khái niệm chung: 2.1.1. Khái niệm: Quản lý môi trường (QLMT) là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế - xã hội, kỹ thuật thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững KT - XH quốc gia. QLMT là một khoa học mới ở nước ta, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội khác nhau. Với các mục tiêu trên, QLMT hướng đến các mục tiêu: - Khắc phục và phòng chống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường trong xây dựng - Chương 2 Tài liệu tham khảo Chương 2 Khái niệm về quản lý Môi trường2.1. Khái niệm chung:2.1.1. Khái niệm: Quản lý môi trường (QLMT) là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế - xã hội,kỹ thuật thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững KT - XH quốcgia. QLMT là một khoa học mới ở nước ta, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế và xãhội khác nhau. Với các mục tiêu trên, QLMT hướng đến các mục tiêu: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh. - Phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. - Xây dựng các công cụ QLMT hiệu quả cho từng Quốc gia và từng khu vực, phù hợp vớitừng ngành, từng địa phương và công đồng dân cư. 2.1.2. Nhiệm vụ QLMT - Xây dựng, ban hành, phổ biến và giám sát thực thi các văn bản pháp luật, các quy định, tiêuchuẩn môi trường đối với tất cả các hoạt động KT - XH của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất và cácnhân trong xã hội. - QL sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, không khí,.. - Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm - Quản lý về chất lượng môi trường sống - Kiểm soát ONMT, sự cố môi trường - Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, tranh chấp môi trường - Quan trắc, phân tích và theo dõi sự diễn biến môi trường - Nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng,..2.1.3. Nội dung và nguyên tắc QLMTa) Nội dung QL nhà nước về môI môI trường Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được thể hiện tại chương XIII, điều 121 và 122về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Chính phủ, các Bộ ban ngành vàchính quyền các cấp của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.b) C¸c nguyªn t¾c QLMT: Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môitrường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chungcủa loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công quản lý môi trường bao gồm: * Đảm bảo tính hệ thống: Môi trường cần được hiểu như một hệ thống động, phức tạp, baogồm nhiều phần tử hợp thành. Vì thế QLMT cần phải có tính hệ thống chặt chẽ dựa trên cơ sở thuthập, tổng hợp và xử lý thông tin trong hệ thống môi trường nhằm đưa ra các quyết định quản lýphù hợp, đảm bảo mục tiêu, chiến lược phát triển đề ra. * Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động tổng hợp củacác hoạt động phát triển (sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ, cộng đồng, xã hội...) lên hệ thốngmôi trường. * Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạtđộng và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Do đó các hoạtđộng của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian, điều này qui địnhtính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường. * Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, vìthế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trườngvới sự bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương cũng như giáo dục và nâng cao nhậnthức môi truờng cho cá nhân và cộng đồng. * Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: Các thành phần môi trường thường do mộtngành nào đó quản lý, nhưng thành phần môi trường này lại được phân bố, khai thác và sử dụngtrên một địa bàn cụ thể với sự quản lý của một cấp chính quyền địa phương tương ứng. Do đó, cần Môn Môi trường trong XD - 30 - Tài liệu tham khảokết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ để tăng hiệu quả quản lý môi trường vàkhai thác tài nguyên thiên nhiên. * Kết hợp hài hoà các lợi ích: Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, hộ gia đình, doanhnghiệp, ngành, Nhà nước và xã hội. Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao hàm kết hợp lợi ích quốcgia, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trườngtrên toà Thế giới. * Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xãhội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tàinguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc hoạch định chính sách, chiến lượcđúng đắn ở mọi cấp quản lý của Nhà nước.2.2. Các công cụ QLMT: Muốn quản lý môi trường hiệu quả thì phải sử dụng các phương cách quản lý có tính hợp lývà sắc bén. Trong thực tiễn, các nước phải sử dụng một hệ thống tổng thể các chính sách, biện phápvà các công cụ rất đa dạng để thực hiện việc quản lý và bảo vệ môi trường. Có 3 công cụ chính sáchmôi trường chính, đó là: cô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: