Danh mục tài liệu

Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 5

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 41.48 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thường đều thuộc Bách Việt, Châu Dương. Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775) cho rằng Việt Thường là 1 trong 15 bộ của Văn Lang và diễn giải nước Việt khi đến giao hảo với nhà Chu tự xưng là Việt Thường. Khâm Định Việt sử (TK 19) định vị Việt Thường thuộc Thuận Hóa, miền trung Việt Nam, cũng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 5Thường đều thuộc Bách Việt, Châu Dương. Việt sử tiêu áncủa Ngô Thì Sĩ (1775) cho rằng Việt Thường là 1 trong 15bộ của Văn Lang và diễn giải nước Việt khi đến giao hảovới nhà Chu tự xưng là Việt Thường. Khâm Định Việt sử(TK 19) định vị Việt Thường thuộc Thuận Hóa, miền trungViệt Nam, cũng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Ai cũng biết thường thuộc bộ y mang nghĩa sơ khai làcái quần. Cho nên tôi đoan nghi chữ thường mà cổ vănTrung Hoa gán thêm cho người Việt chính là tấm khố đặctrưng của văn minh Lạc Việt, của người Văn Lang (như môtả trong truyện Chử Đồng Tử chẳng hạn) và hiện nay nó vẫnminh diện trên trống đồng. Trong chiều hướng này, ViệtThường Quốc là Nước Việt (Lạc Việt), nơi có những conngười mặc khố và ở trần. Tục đóng khố ở trần của ngườiLạc Việt xưa cũng được nhắc đến trong Sử Ký, quyển 113Nam Việt Uý Đà Liệt Truyện: “Kỳ Tây Âu Lạc lõa quốc diệcxưng vương”. Hán Thư (quyển 109) biên tập lại Sử Ký làmrõ hơn: “ Tây hữu Tây Âu kỳ chúng bán nuy nam diện xưngvương”. Chữ “Lõa” của Tư Mã Thiên đã được Ban Cố diễngiải là “Bán nuy”, tức “khỏa thân nửa người hay ở trần”.Ngoài ra với nguyên tắc đồng âm thông giả, thường cóthể là bình thường, nhỏ, bé... (như trong từ thường dân). Dođó Việt Thường Quốc cũng có thể là Nước Việt nhỏ,nước bình thường, kẻ ở chiếu dưới so với nhà Chu. Xinhiểu đây là kiểu mà sử sách Trung Hoa hay dùng để chỉcác nước phi Hán một cách tự cao tự đại. Hiển nhiên trongtrường hợp này thường quốc khác hẳn thuộc quốc, nóchứng tỏ sự độc lập không thể khác được từ buổi bìnhminh lịch sử của Lạc Việt. 5. Giải cấu truyền thuyết An Dương Vương Gần đây, việc khám phá di chỉ Tam Tinh Đôi [9] cáchThành Đô (Tứ Xuyên) 40km đã hé mở một nước Thục cổđại có lịch sử từ năm 3000 TCN. Văn minh Thục phát triểnrực rỡ, đã hình thành lối quần cư đô thị bề thế hơn cả đỉnhcao triều đại Thương – Ân. Họ là dân tộc đầu tiên của nhânloại biết sử dụng gạch chưa nung để xây nhà cửa, thànhquách. Theo nhiều nhật báo Trung Quốc mới đây, vết tíchtường thành cũ niên đại trên 3000 năm ở Tam Tinh Đôi lớnhơn cổ thành thời Thương tại đất Ân rất nhiều. Phải chăngThục là nhánh “lên ngàn” của văn minh Thần Nông (tức TâyÂu, anh em với Lạc Việt) hoặc một nhánh của đoàn di dânTiền Đông Nam Á? Sử ký, phần “Truyện Trương Nghi” kểrằng Tần Huệ Vương đã nghe lời Tư Mã Thác đánh Thục,truất phế Thục Vương làm chức Hầu. Như vậy hoàn toàncó khả năng Thục Hầu và một bộ phận nhân dân Thụcmuốn tránh nhà Tần bạo ngược đã lên đường lưu vong.Đoàn người đi về phương Nam tạo nên cộng đồngKhương, sau này bị nhà Hán lấn tiếp, họ theo dòng CửuLong đến vùng đất Campuchia ngày nay và góp phần xâydựng nên nền văn minh Khơ Me kiêu hùng. Đoàn người đivề hướng đông nam vượt dòng Trường Giang đến QuíChâu và tây bắc Quảng Tây. Việc họ thành lập một quốcgia mới là rất khả dĩ. Á Đông cổ xưa chỉ có hai cộng đồng Hán và Thục sửdụng thành quách ở những vùng đất bằng phẳng như TrungNguyên, Tứ Xuyên. Ngay cả Triệu Đà cũng không nghe nóiđã xây thành trì vững chắc tại Phiên Ngung, một phần cũngvì Phiên Ngung đồi núi lô nhô. Chi tiết mô tả trong trận đánhgiữa Phục Ba và Kiến Đức – Lữ Gia tại Sử Ký là xácchứng: quân của Kiến Đức – Lữ Gia bỏ thành ra hàng rấtnhiều, họ nhận ấn Hán quan rồi lại quay vào thành để chiêudụ người khác. Xét ra thành của Triệu Đà chẳng qua lànhững chiến lũy đơn giản, lấy địa thế mà lập vậy. Năm đóngười Hán chỉ mới đến Phiên Ngung, công nghệ để xâythành Cổ Loa của An Dương Vương tại đồng bằng TâyGiang có gốc Thục Tứ Xuyên là hợp lý. Sự kiện An Dương Vương là con vua Thục đến đây cóthể đã sáng tỏ. Nước Thục (Quí Châu – Quảng Tây) giápgiới với Văn Lang Tây Giang. Vua Thục cho người qua hỏicon gái Hùng Vương Tây Giang làm vợ nhưng bị từ chối.Đời sau, một trong những con trai vua Thục tấn công HùngVương, chiếm toàn bộ đất đai của Văn Lang Tây Giang rồithành lập nước Tây Âu Lạc. Thành Cổ Loa 9 vòng cao ráovà vững chãi trong truyền thuyết có khả năng ở đồng bằngTây Giang chứ không thể nằm ở đồng bằng sông Hồngđược. Khảo cổ hiện đại Việt Nam đã không tìm ra những divật cần thiết tại di chỉ Cổ Loa Đông Anh để xác chứng đólà Cổ Loa của An Dương Vương là dễ hiểu. Chương“Nam Việt Úy Đà liệt truyện” của Sử Ký chép về nước TâyÂu Lạc này rất rõ, nhiều sử gia không liên hệ được sử liệuđã mạnh dạn nghĩ Tư Mã Thiên viết nhầm Âu Lạc thành TâyÂu Lạc! Sử Ký không chỉ 1 lần khẳng định về nước Tây ÂuLạc và người Âu Lạc. Thái Sử Công nói về chiến tranhbiên giới giữa Nam Việt và Mân Việt: “Âu Lạc tương côngNam Việt động dao, Hán binh lâm cảnh Anh Tề nhập triều”,phải hiểu là “Người Âu Lạc (ở Nam Việt) đánh nhau (vớiMân Việt) làm nước Nam Việt dao động, quân nhà Hánphải can thiệp, (mang ơn nhà Hán nên) thái tử Anh Tề vàotriều đình (làm con tin)”. Chương Triệu Thế Gia được đờisau bổ chú: “Sách Dư Địa Chí nói thời Chu Giao Chỉ là LạcViệt, thời Tần là Tây Âu, ...