Một số biến đổi của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ hiện nay
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 204.12 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến một số biến đổi của Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ. Đó không chỉ là sự chuyển biến trong việc thực hiện các chức năng của ngôi chùa trong bối cảnh mới khi mà phần lớn các chức năng vốn có trước đây của chùa Phật giáo Nam Tông Khmer đã được chuyển sang cho các thiết chế khác của xã hội đảm nhận mà còn là sự thay đổi trong thực hành và niềm tin tôn giáo ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đặc biệt là sự nới lỏng mối quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức tôn giáo hay việc thay đổi các nghi lễ tôn giáo trong bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biến đổi của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ hiện nay 58 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 HOÀNG THỊ QUYÊN* ĐẶNG VIẾT ĐẠT** MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở NAM BỘ HIỆN NAY Tóm tắt: Bài viết đề cập đến một số biến đổi của Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ. Đó không chỉ là sự chuyển biến trong việc thực hiện các chức năng của ngôi chùa trong bối cảnh mới khi mà phần lớn các chức năng vốn có trước đây của chùa Phật giáo Nam Tông Khmer đã được chuyển sang cho các thiết chế khác của xã hội đảm nhận mà còn là sự thay đổi trong thực hành và niềm tin tôn giáo ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đặc biệt là sự nới lỏng mối quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức tôn giáo hay việc thay đổi các nghi lễ tôn giáo trong bối cảnh mới. Từ khóa: Thế tục hóa, niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, chức năng tâm linh và thế tục. Đặt vấn đề Tôn giáo với tư cách là một “thiết chế xã hội” cũng luôn vận động và biến đổi cùng với sự biến đổi không ngừng của các xã hội. Sự biến đổi của đời sống tôn giáo diễn ra ở nhiều cấp độ với các hình thái khác nhau. Nó có thể là quá trình thu hẹp phạm vi chi phối của tôn giáo đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và trở thành một lĩnh vực xã hội tồn tại độc lập như lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật. Nó cũng có thể là việc giảm sút trong thực hành, niềm tin tôn giáo mà Dobbelaer gọi đó là sự giảm sút tính hội nhập của tôn giáo. Đó là sự biến đổi trong việc thực hiện các vai trò chính yếu của các tổ chức tôn giáo trong đời sống của cộng đồng. Ngày nay, các tôn giáo không chỉ tham gia vào việc thiêng mà còn tham gia vào các công việc được cho là * Khoa Xã hội học, Học viện Chính trị khu vực IV. ** Khoa Nhà Nước và Pháp Luật, Học viện Chính trị khu vực IV. Ngày nhận bài: 31/7/2017; Ngày biên tập: 15/8/2017; Ngày duyệt đăng: 15/9/2017. Hoàng Thị Quyên, Đặng Viết Đạt. Một số biến đổi của Phật giáo… 59 trần tục, nghĩa là các tôn giáo không chỉ hướng con người đến cái thiêng, đến cuộc sống sau khi chết mà còn tham gia nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề của đời sống hiện tại. Các tổ chức tôn giáo tham gia ngày càng nhiều vào giải quyết các vấn đề xã hội, như: nghèo đói, bảo vệ môi trường, công tác từ thiện1. Trong khắp các phum, sóc của người Khmer ở Nam Bộ, người ta đều thấy sự xuất hiện của các ngôi chùa Phật giáo Nam Tông. Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông được cho là bao chùm lên mọi khía cạnh trong đời sống của phần lớn người Khmer Nam Bộ. Các nghi lễ của Phật giáo gắn liền với mọi giai đoạn trong cuộc đời của người Khmer từ khi sinh ra; lớn lên; lấy vợ, gả chồng cho đến những lúc ốm đau; bệnh tật; qua đời và ngay cả khi họ không còn tồn tại nữa2. Nhưng liệu như vậy đã đủ để kết luận phần lớn người Khmer đều là tín đồ của Phật giáo Nam tông hay không? Trong bối cảnh hiện nay khi mà tôn giáo không còn đóng vai trò là một thiết chế bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội, khi mà thế hệ những người Khmer trẻ tuổi phần lớn sống tách xa gia đình, cộng đồng khiến cho sự tác động của tôn giáo tới đời sống cá nhân thông qua gia đình và cộng đồng bị suy giảm thì niềm tin và thực hành tôn giáo ở thế hệ những người Khmer trẻ có thay đổi hay không? Vị trí và chức năng của các ngôi chùa trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ thay đổi như thế nào khi sự gắn kết giữa các cá nhân với tổ chức tôn giáo trở lên lỏng lẻo? Bài viết tập trung đề cập đến những thay đổi trong vị trí, chức năng của ngôi chùa Phật giáo Nam Tông trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đồng thời đề cập đến những thay đổi trong thực hành, niềm tin tôn giáo, mối dây liên kết giữa cá nhân với các tổ chức tôn giáo ở cộng đồng người theo Phật giáo Nam tông, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến người Khmer Nam Bộ. 1. Những chuyển biến trong việc thực hiện các chức năng của ngôi chùa Phật Giáo Nam tông Khmer Ngay từ thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20, hầu như phum sóc nào của người Khmer cũng đều có chùa thờ Phật3. Cùng với sự phát triển của xã hội thì các ngôi chùa Phật giáo Nam tông được xây dựng ngày càng nhiều, ngày càng khang trang, to đẹp hơn. Ở khu vực Đồng bằng sông 60 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 Cửu Long đến năm 2011 có 443 ngôi chùa Phật Giáo Nam tông Khmer4. Có thể nói cuộc sống của người Khmer theo Phật giáo gắn liền với ngôi chùa “Sống gửi thân, chết gửi cốt”5. Người Khmer tin rằng: chùa mới là đại gia đình của họ, do đó, người Khmer thường sống trong những ngôi nhà đơn giản nhưng lại xây dựng những ngôi chùa đồ sộ, uy nghi, lộng lẫy6. Ngoài chức năng tôn giáo, chùa của người Khmer còn thực hiện rất nhiều chức năng xã hội khác. Chùa với người Khmer Nam Bộ đã sớm được coi là các trường học. Đã có nhiều thời kỳ, chùa là nơi duy nhất cung cấp kiến thức cho trẻ em, cho người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo dục ở chùa đã trở thành chức năng chính ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biến đổi của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ hiện nay 58 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 HOÀNG THỊ QUYÊN* ĐẶNG VIẾT ĐẠT** MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở NAM BỘ HIỆN NAY Tóm tắt: Bài viết đề cập đến một số biến đổi của Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ. Đó không chỉ là sự chuyển biến trong việc thực hiện các chức năng của ngôi chùa trong bối cảnh mới khi mà phần lớn các chức năng vốn có trước đây của chùa Phật giáo Nam Tông Khmer đã được chuyển sang cho các thiết chế khác của xã hội đảm nhận mà còn là sự thay đổi trong thực hành và niềm tin tôn giáo ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đặc biệt là sự nới lỏng mối quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức tôn giáo hay việc thay đổi các nghi lễ tôn giáo trong bối cảnh mới. Từ khóa: Thế tục hóa, niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, chức năng tâm linh và thế tục. Đặt vấn đề Tôn giáo với tư cách là một “thiết chế xã hội” cũng luôn vận động và biến đổi cùng với sự biến đổi không ngừng của các xã hội. Sự biến đổi của đời sống tôn giáo diễn ra ở nhiều cấp độ với các hình thái khác nhau. Nó có thể là quá trình thu hẹp phạm vi chi phối của tôn giáo đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và trở thành một lĩnh vực xã hội tồn tại độc lập như lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật. Nó cũng có thể là việc giảm sút trong thực hành, niềm tin tôn giáo mà Dobbelaer gọi đó là sự giảm sút tính hội nhập của tôn giáo. Đó là sự biến đổi trong việc thực hiện các vai trò chính yếu của các tổ chức tôn giáo trong đời sống của cộng đồng. Ngày nay, các tôn giáo không chỉ tham gia vào việc thiêng mà còn tham gia vào các công việc được cho là * Khoa Xã hội học, Học viện Chính trị khu vực IV. ** Khoa Nhà Nước và Pháp Luật, Học viện Chính trị khu vực IV. Ngày nhận bài: 31/7/2017; Ngày biên tập: 15/8/2017; Ngày duyệt đăng: 15/9/2017. Hoàng Thị Quyên, Đặng Viết Đạt. Một số biến đổi của Phật giáo… 59 trần tục, nghĩa là các tôn giáo không chỉ hướng con người đến cái thiêng, đến cuộc sống sau khi chết mà còn tham gia nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề của đời sống hiện tại. Các tổ chức tôn giáo tham gia ngày càng nhiều vào giải quyết các vấn đề xã hội, như: nghèo đói, bảo vệ môi trường, công tác từ thiện1. Trong khắp các phum, sóc của người Khmer ở Nam Bộ, người ta đều thấy sự xuất hiện của các ngôi chùa Phật giáo Nam Tông. Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông được cho là bao chùm lên mọi khía cạnh trong đời sống của phần lớn người Khmer Nam Bộ. Các nghi lễ của Phật giáo gắn liền với mọi giai đoạn trong cuộc đời của người Khmer từ khi sinh ra; lớn lên; lấy vợ, gả chồng cho đến những lúc ốm đau; bệnh tật; qua đời và ngay cả khi họ không còn tồn tại nữa2. Nhưng liệu như vậy đã đủ để kết luận phần lớn người Khmer đều là tín đồ của Phật giáo Nam tông hay không? Trong bối cảnh hiện nay khi mà tôn giáo không còn đóng vai trò là một thiết chế bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội, khi mà thế hệ những người Khmer trẻ tuổi phần lớn sống tách xa gia đình, cộng đồng khiến cho sự tác động của tôn giáo tới đời sống cá nhân thông qua gia đình và cộng đồng bị suy giảm thì niềm tin và thực hành tôn giáo ở thế hệ những người Khmer trẻ có thay đổi hay không? Vị trí và chức năng của các ngôi chùa trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ thay đổi như thế nào khi sự gắn kết giữa các cá nhân với tổ chức tôn giáo trở lên lỏng lẻo? Bài viết tập trung đề cập đến những thay đổi trong vị trí, chức năng của ngôi chùa Phật giáo Nam Tông trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đồng thời đề cập đến những thay đổi trong thực hành, niềm tin tôn giáo, mối dây liên kết giữa cá nhân với các tổ chức tôn giáo ở cộng đồng người theo Phật giáo Nam tông, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến người Khmer Nam Bộ. 1. Những chuyển biến trong việc thực hiện các chức năng của ngôi chùa Phật Giáo Nam tông Khmer Ngay từ thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20, hầu như phum sóc nào của người Khmer cũng đều có chùa thờ Phật3. Cùng với sự phát triển của xã hội thì các ngôi chùa Phật giáo Nam tông được xây dựng ngày càng nhiều, ngày càng khang trang, to đẹp hơn. Ở khu vực Đồng bằng sông 60 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 Cửu Long đến năm 2011 có 443 ngôi chùa Phật Giáo Nam tông Khmer4. Có thể nói cuộc sống của người Khmer theo Phật giáo gắn liền với ngôi chùa “Sống gửi thân, chết gửi cốt”5. Người Khmer tin rằng: chùa mới là đại gia đình của họ, do đó, người Khmer thường sống trong những ngôi nhà đơn giản nhưng lại xây dựng những ngôi chùa đồ sộ, uy nghi, lộng lẫy6. Ngoài chức năng tôn giáo, chùa của người Khmer còn thực hiện rất nhiều chức năng xã hội khác. Chùa với người Khmer Nam Bộ đã sớm được coi là các trường học. Đã có nhiều thời kỳ, chùa là nơi duy nhất cung cấp kiến thức cho trẻ em, cho người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo dục ở chùa đã trở thành chức năng chính ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Nghiên cứu tôn giáo Thế tục hóa Niềm tin tôn giáo Thực hành tôn giáo Chức năng tâm linh và thế tụcTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 511 12 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 319 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 280 0 0 -
15 trang 269 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 229 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 214 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 197 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 190 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 166 1 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 153 0 0