Danh mục tài liệu

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN KHOAI LANG (OMPHISA ANASTOMOSALIS GUENÉE)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số đặc điểm hình thái và sinh học của Omphisa anastomosalis Guenée được khảo sáttrong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới ở Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại họcCần Thơ. Kết quả cho thấy một bướm O. anastomosalis cái đẻ trung bình 244,6 trứng vớitỉ lệ trứng nở là 16,25%. Vòng đời của O. anastomosalis kéo dài từ 34 – 41 ngày (trungbình 36,8 ngày), trong đó thời gian của trứng là 3 – 4 ngày (trung bình 3,35 ngày); ấutrùng là 18 – 25 ngày (trung bình 19,85 ngày); nhộng là 11 – 12...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN KHOAI LANG (OMPHISA ANASTOMOSALIS GUENÉE)Tạp chí Khoa học 2011:20a 77-83 Trường Đại học Cần Thơ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN KHOAI LANG (OMPHISA ANASTOMOSALIS GUENÉE) Lê Văn Vàng, Trần Anh Tuấn, Lý Thanh Tùng và Châu Nguyễn Quốc Khánh1 ABSTRACTSome morphological and biological characteristics of Omphisa anastomosalis Guenéewere investigated under the laboratory and greenhouse conditions at Department ofPlant Protection, Can Tho University. Results showed that an O. anastomosalis femalelaid averagely 244.6 eggs with the average ratio of egg hatching was 16.25%. Otherwise,the life cycle of O. anastomosalis was 34 – 41 days (average 36,8 days), in which eggstage was 3 – 4 days (average 3,35 days); larval stage was 18 – 25 days (average 19,85days); pupal stage was 11 – 12 days (average 11,6 days); and the time from eclosion to afemale starting to lay eggs was 2 days.Keywords: fecundity, larval instar, life cycle, Omphisa anastomosalisTitle: Some morphological and biological characteristics of the sweet potato vine borer(Omphisa anastomosalis Guenée.) TÓM TẮTMột số đặc điểm hình thái và sinh học của Omphisa anastomosalis Guenée được khảo sáttrong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới ở Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại họcCần Thơ. Kết quả cho thấy một bướm O. anastomosalis cái đẻ trung bình 244,6 trứng vớitỉ lệ trứng nở là 16,25%. Vòng đời của O. anastomosalis kéo dài từ 34 – 41 ngày (trungbình 36,8 ngày), trong đó thời gian của trứng là 3 – 4 ngày (trung bình 3,35 ngày); ấutrùng là 18 – 25 ngày (trung bình 19,85 ngày); nhộng là 11 – 12 ngày (trung bình 11,6ngày); và thời gian từ lúc vũ hóa đến bướm cái đẻ trứng là 2 ngày.Từ khóa: Khả năng đẻ trứng, Omphisa anastomosalis; tuổi sâu; vòng đời1 GIỚI THIỆUSâu đục thân Omphisa anastomosalis Gueneé (Lepidoptera: Pyralidae), còn có tênkhác là Omphisia anastomosalis Gueneé, là loài côn trùng gây hại nghiêm trọngtrên khoai lang ở các vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới thuộc Châu Á và Thái BìnhDương (Taleka et al., 1992). Cùng với mọt Euscepes postfasciatus (Coleoptera:Curculionidae) và sùng Cylas formicarius Fab. (Coleoptera: Curculionidae), O.anastomosalis là một trong ba đối tượng kiểm dịch đối với khoai lang nhập khẩuvào Mỹ và Nhật (Follett, 2004; Follett and Neven, 2006; Wakamura et al., 2010).Nồng độ chiếu xạ xử lý theo yêu cầu kiểm dịch của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA)là 150 Gy (Follett et al., 2007) Mặc dù có tên là sâu đục thân, nhưng ấu trùng củaO. anastomosalis cũng đục vào củ nếu khoai lang bị tấn công vào giai đoạn tạo củ.Theo Ames et al. (1997), tại nhiều nơi trên thế giới, nếu khoai bị O. anastomosalistấn công vào giai đoạn sớm, sự tạo củ sẽ bị ức chế và năng suất có thể giảm từ 30 –50%. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Đĩnh (2002), O.1 Khoa Nông nghiệp & SHƯD,Trường Đại hock Cần Thơ 77Tạp chí Khoa học 2011:20a 77-83 Trường Đại học Cần Thơanastomosalis xuất hiện rãi rác ở các vùng trồng khoai lang thuộc các tỉnh phíaBắc, còn ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thì chưa có những ghi nhậncụ thể về loài sâu hại này.Trong báo cáo này chúng tôi trình bày kết quả khảo sát trong điều kiện phòng thínghiệm và nhà lưới về một số đặc điểm hình thái và sinh học cũng như triệu chứnggây hại của sâu đục thân Omphisa anastomosalis Guenée gây hại trên khoai lang ởĐBSCL.2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁPThời gian và kích thước của các giai đoạn phát triển cũng như số lượng trứngđẻ/bướm cái của O. anastomosalis được khảo sát trong điều kiện phòng thínghiệm (T: 28 – 300C, RH: 80%) và nhà lưới.2.1 Nguồn bướmẤu trùng của O. anastomosalis được thu thập từ các ruộng khoai lang ở huyệnBình Tân, tỉnh Vĩnh Long rồi chuyển về phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộmôn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ. Tại đây, sâu được thả nuôi trêncác chậu khoai lang trồng trong nhà lưới cho đến khi làm nhộng. Nhộng đượcchuyển vào các hộp nhựa có lót giấy thấm, giữ ẩm, đặt ở điều kiện ánh sáng vànhiệt độ của phòng. Bướm vũ hóa từ các nhộng này sẽ được nuôi thành từng cặp(một bướm đực và một bướm cái) trong các lồng lưới có đặt chậu khoai lang đểtheo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái và sinh học.2.2 Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của O. anastomosalis2.2.1 TrứngNgay sau khi bướm cái đẻ trứng, các đoạn thân khoai lang có chứa trứng của bướmđược thu vào phòng thí nghiệm, dùng bông gòn ướt quấn vào các vết cắt để giữẩm, rồi đặt vào trong các hộp nhựa có nắp đậy thông gió. Các chỉ tiêu ghi nhậngồm số lượng, hình dạng, màu sắc và kích thước của trứng, thời gian ủ trứng, tỉ lệtrứng nở và vị trí trứng được đẻ trên thân khoai lang.2.2.2 Ấu trùngẤu trùng vừa mới nở được thả lên các cuống lá khoai lang non (một ấutrùng/cuống lá) đặt trong một hộp nhựa và được giữ ẩm bằng bông gòn ướt. Cuốnglá được thay mới 2 ngày/lần. Khi ấu trùng bước sang tuổi ba, cuống lá khoai đượcthay bằng các khoanh củ khoai. Hộp nuôi sâu được vệ sinh và thay bông gòn giữẩm mỗi ngày. Các chỉ tiêu ghi nhận gồm tuổi của của sâu (dựa trên vỏ đầu của ấutrùng lột xác), màu sắc và kích thước của cơ thể và vỏ đầu.2.2.3 NhộngSau khi ấu trùng tuổi cuối hóa nhộng, nhộng được chuyển vào các hộp nuôi có giữẩm bằng bông gòn thấm nước. Ghi nhận thời gian nhộng, màu sắc và kích thướccủa nhộng, tỉ lệ nhộng đực/nhộng cái.78Tạp chí Khoa học 2011:20a 77-83 Trường Đại học Cần Thơ2.2.4 Trưởng thànhNgay sau khi vũ hóa, bướm được thả trở lại vào các chậu khoai lang để ghi nhậnthời gian từ vũ hóa đến khi bướm bắt cặp và đẻ trứng, thời gian sống của bướm,chiều dài thân, sải ...

Tài liệu có liên quan: