Bài báo "Một số đề xuất hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp công trình ở Việt Nam" đã nghiên cứu quy trình đấu thầu xây lắp nước ta hiện nay, trên cơ sở thực trạng, phân tích kinh nghiệm, so sánh với quy trình đấu thầu của các nước và tổ chức trên thế giới, bài báo đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp công trình ở Việt Nam
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP
CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM
PHẠM THỊ TRANG
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
Để tạo nên sự công bằng và tính minh bạch, đảm bảo tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực xây
dựng, vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện công tác đấu thầu xây dựng cần phải được quan tâm để tạo nên
sự phù hợp trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa hiện nay.
Bài báo đã nghiên cứu quy trình đấu thầu xây lắp nước ta hiện nay, trên cơ sở thực trạng, phân
tích kinh nghiệm, so sánh với quy trình đấu thầu của các nước và tổ chức trên thế giới, bài báo đưa ra
một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu ở Việt Nam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đấu thầu là một phương thức vừa có
tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách
quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh
tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường
xây dựng. Đó là một điều kiện thiết yếu để
đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tư thông
qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá
thành công trình, tiết kiệm kinh phí đầu tư, sản
phẩm xây dựng được đảm bảo về chất lượng
và thời hạn xây dựng. Đấu thầu đã thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát
triển khoa học kỹ thuật trong xây dựng, đổi
mới công nghệ thi công từ đó góp phần tích
cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá nền kinh tế nhà nước. Trước những bất
cập của một số vấn đề hiện nay về công tác
đấu thầu thì việc nghiên cứu và hoàn thiện
công tác đấu thầu nước ta là một vấn đề hết
sức quan trọng.
Quy chế Đấu thầu ra đời đánh dấu một
bước tiến mới trong công tác quản lý của nước
ta, nó tạo ra một hành lang pháp lý cho việc
lựa chọn được các nhà thầu để thực hiện các
dự án đầu tư, đồng thời góp phần nâng cao vai
trò của chủ đầu tư và tăng cường trách nhiệm
của nhà thầu. Thực hiện đấu thầu sẽ tạo được
sự công bằng và cạnh tranh giữa các nhà thầu,
hạn chế tiêu cực trong việc lựa chọn đơn vị
thực hiện và qua đó giảm được chi phí đầu tư,
mang lại hiệu quả cho dự án.
Đã có nhiều tác giả viết về công tác
đấu thầu nhưng chỉ là những nghiên cứu tổng
quan về đấu thầu mà chưa nêu lên những tồn
tại, hạn chế cần phải được hoàn thiện. Do đó
bài báo này tập trung nghiên cứu một cách sâu
hơn công tác đấu thầu để từ đó đề xuất hoàn
thiện nó.
Bài báo tập trung nghiên cứu, phân tích
so sánh quá trình đấu thầu thi công xây lắp
công trình giữa Việt Nam và một số nước trên
thế giới, từ đó từng bước hoàn thiện quy trình
đấu thầu nước ta.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU
2.1. Trình tự thực hiện đấu thầu
2.2. Tình hình áp dụng quy trình đấu thầu ở
Việt Nam
a. Thực trạng công tác đấu thầu ở nước ta
trong những năm qua:
- Phương thức đấu thầu bằng hình thức chỉ
định thầu còn được áp dụng khá rộng rãi trong
nhóm công trình có vốn đầu tư từ các tổ chức
phi chính phủ, quá trình đấu thầu thực hiện
còn khép kín dẫn đến hiện tượng thông thầu.
- Chất lượng của hồ sơ mời thầu còn thấp,
nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt
ra cho công tác lựa chọn nhà thầu. Các yêu cầu
đặt ra trong hồ sơ mời thầu còn mang tính chất
chung chung, các tiêu chí đánh giá còn mang
tính chất cảm tính và hướng vào một số nhà
thầu nào đó làm mất đi tính cạnh tranh và
minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
- Về lập hồ sơ dự thầu, đa số các nhà thầu lập
hồ sơ dự thầu theo công nghệ lắp ghép modul.
Phần giá dự thầu của các nhà thầu nhiều
trường hợp chỉ khác nhau phần thư giảm giá.
Phần lớn hồ sơ dự thầu cốt trúng thầu, sau đó
khi thực hiện thì bố trí khác cả về nhân sự, cả
về biện pháp thi công.
b. Những vấn đề pháp lý và thực tiễn của
đấu thầu trong hoạt động xây dựng
- Về phạm vi điều chỉnh và xử lý mối quan hệ
giữa Luật đấu thầu với các Luật mang tính
chuyên ngành có những điều khoản không
thống nhất nên khi áp dụng thường bị trùng
chéo gây nảy sinh những ách tắc mâu thuẫn.
- Luật xây dựng đã có điều khoản quy định
chặt chẽ nhưng trên thực tế hiện tượng thông
thầu giữa các doanh nghiệp xây dựng và giữa
bên mời thầu và bên dự thầu vẫn còn tương
đối phổ biến, nên cần có giải pháp chống khép
kín trong đấu thầu.
- Luật đấu thầu hầu như chỉ quan tâm đến việc
quy định hồ sơ mời thầu (HSMT) theo loại
hình thi công xây dựng mà không quy định chi
tiết cụ thể HSMT cho các loại hình khác mà
chúng ta đang áp dụng từng bước trong quá
trình hội nhập.
- Về giá trúng thầu cũng phải cần được xem
xét. Theo Luật đấu thầu, nhà thầu trúng thầu là
nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất nhưng
không vượt giá gói thầu được duyệt trong kế
hoạch đấu thầu. Nguyên tắc này chỉ thích hợp
với một vài nước phát triển có trình độ cao.
- Quy định của luật chưa có hướng dẫn cụ thể
cho việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu (HSDT)
nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và
việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản
lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng.
c. Những tồn tại, hạn chế trong quy định
việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) xây lắp
hiện nay:
- Trong quy định đánh giá hồ sơ dự thầu xây
lắp chưa đưa ra được các tiêu chuẩn và
phương pháp phù hợp để đánh giá năng lực,
kinh nghiệm của nhà thầu dự thầu nên việc
đánh giá còn mang tính chủ quan.
- Việc quy định bước đánh giá về mặt kỹ thuật
của gói thầu xây lắp chưa đáp ứng được yêu
cầu của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng.
Phương án kỹ thuật được chọn trong hồ sơ dự
thầu chưa chặt chẽ, còn quá sơ sài nên việc áp
dụng nó sau khi thắng thầu còn hạn chế do
thiếu tính chính xác, tính thực tiễn
- Còn thiếu các hướng dẫn cụ thể trong việc
xác định giá đánh giá của hồ sơ dự thầu xây
lắp.
- Quy trình tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu xây
lắp mất nhiều thời gian, làm tăng thời gian tổ
chức đấu thầu và thực hiện gói thầu xây lắp
2.3. Phân tích kinh nghiệm và quy trình đấu
thầu của một số nước, tổ chức quốc tế
a. Kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của một
số nước trên thế giới và tổ chức quốc tế:
- Nga: Quy chế đấu thầu phù hợp cao với quy
chế đấu thầu quốc tế, có cơ chế quản lý, giám
sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực
trong đấu thầu.
- Hàn Quốc: Thiết lập một cơ quan tập trung
với số ...
Một số đề xuất hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp công trình ở Việt Nam
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 180.75 KB
Lượt xem: 53
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công tác đấu thầu Xây lắp công trình Quy trình đấu thầu xây lắp Lĩnh vực xây dựng Cạnh trang đấu thầu lành mạnhTài liệu có liên quan:
-
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND
59 trang 141 0 0 -
Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND
12 trang 141 0 0 -
23 trang 140 0 0
-
22 trang 136 0 0
-
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 136 0 0 -
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND
44 trang 134 0 0 -
Nghị quyết số 15/2012/NQ-HĐND
3 trang 132 0 0 -
12 trang 126 0 0
-
Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND
4 trang 122 0 0 -
16 trang 114 0 0