Một số đề xuất về việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại trường đại học dân lập Hải Phòng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 335.47 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích đánh giá các cách thức triển khai OER (tài nguyên giáo dục mở) đề xuất một lộ trình sơ bộ để xây dựng, phát triển OER tại trường đại học dân lập Hải Phòng giúphoàn thiện việc áp dụng học chế tín chỉ hiện nay tại trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất về việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại trường đại học dân lập Hải PhòngMột số đề xuất về việc xây dựng Tài nguyên giáo dục mở tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng ThS. Trần Hữu Trung ThS. Bùi Thị Kim Oanh Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Dân lập Hải Phòng Tóm tắt Hiện nay, tài nguyên giáo dục mở (OER) đã được báo trước như là một cách cung cấp sự truy cập tới các tài nguyên giáo dục thích hợp. Việc xây dựng kho học liệu mở sẽ giúp ích cho việc đóng góp, chia sẻ và tái sử dụng các nội dung, tài liệu diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển một hướng đi mới như OER tại các trường đại học luôn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như tài chính, chính sách và nhân lực. Trong bài trình bày này, căn cứ điều kiện thực tế tại Việt Nam, chúng tôi phân tích đánh giá các cách thức triển khai OER, trên cơ sở đó đề xuất một lộ trình sơ bộ để xây dựng, phát triển OER tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Chúng tôi tin rằng, bằng việc phát triển hệ thống “Học liệu mở” sẽ giúp cho trường Đại học Dân lập Hải Phòng hoàn thiện hơn việc áp dụng học chế tín chỉ, nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy để từ đó chất lượng giáo dục dần dần hoà nhập được với các tiêu chuẩn quốc tế. 1. Tổng quan về OER Nói một cách dễ hiểu Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là thuật ngữ dùng để chỉ những tài liệu giáo dục số hóa, được cung cấp mở và miễn phí trên mạng, để nhà giáo và người học sử dụng, tái sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập, không đi kèm nhu cầu phải trả tiền phí bản quyền hoặc phí giấy phép. Nhờ vậy tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận miễn phí, mọi lúc, mọi nơi. Bước phát triển quan trọng nhất của OER trong năm 2011 là sáng kiến của ĐH Standford, với sự ra đời Khóa học trực tuyến "mở" đại chúng (Massive Open Online Courses, MOOC). Đó là khóa học thực và miễn phí trên mạng, với sự dẫn dắt trực tiếp của giảng viên, cùng sự tham dự và tương tác của hàng trăm nghìn người học ở khắp nơi trên thế giới. Điều đặc biệt quan trọng là giảng viên MOOC là các nhà khoa học danh tiếng của các Đại học hàng đầu. Người học chỉ cần có máy tính nối mạng và sau khi hoàn tất khóa học, được cấp chứng chỉ với chữ ký của giảng viên. Vì thế, MOOC được coi là một giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học, thu hút sự tham gia của nhiều Đại học lớn trên thế giới. Thậm chí, theo GS. Marginson, chuyên gia về giáo dục đại học, thì MOOC sẽ là tác nhân thay đổi cuộc chơi trong giáo dục đại học toàn cầu. Ở nước ta, cộng đồng OER còn rất nhỏ lẻ. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, cơ hội và thách thức của OER còn mơ hồ. Vì thế, để có thể xây dựng mô hình/hệ thống giáo dục "mở" đúng hướng và thành công, vấn đề quan trọng đầu tiên là cần có giải pháp kịp thời và hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức về OER trong và ngoài ngành giáo dục, tạo cơ sở đồng thuận cho việc đề xuất chính sách. Năm 2005, Bộ GD& ĐT cùng Quỹ giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ (VEF) phối hợp với Công ty phần mềm và truyền thông VASC triển khai dự án Học liệu mở Việt Nam (Vietnam OpenCourseWare, VOCW). Dự án này đã thành công trong việc đặt nền móng ban đầu cho hoạt động học liệu mở ở nước ta. 2. Thực trạng trường Đại học Dân lập Hải Phòng Trường Đại học Dân lập Hải Phòng (ĐHDLHP) trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới: từ nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đến đổi mới công tác quản lý và từng bước xây dựng phương pháp mới để phát triển các tài liệu điện tử. Năm 2009 nhà trường đã đầu tư kinh phí để Trung tâm thông tin thư viện mua nguồn tài liệu điện tử từ Cục thông tin khoa học & công nghệ Quốc gia. Toàn bộ các tài liệu điện tử này đều được quản lý bởi Thư viện số Dspace. Những bài giảng của giảng viên, các luận văn xuất sắc, luận án đều được bổ sung vào thư viện số để sinh viên khóa sau có thể tham khảo. ĐHDLHP có nhiều chương trình liên kết với các trường đại học trong khu vực Châu Á như: Malaysia, Trung Quốc, …. Thư viện số có khả năng phục vụ không giới hạn về thời gian, về không gian, về nguồn tài nguyên phục vụ. Sinh viên có thể học ở bất cứ đâu, KTX hay ở nhà, lên lớp, đều có thể tiếp cận tài liệu. Thầy cô cũng vậy, có thể lấy giáo trình từ thư viện số để giảng dạy cho sinh viên ngay tại lớp. Thư viện số cũng thay đổi cách học của sinh viên khi toàn bộ bài giảng của thầy cô đều bắt buộc đưa lên thư viện số; Sinh viên có thể nghiên cứu trước khi học và khi lên lớp, thầy chỉ cần gợi ý, đưa ra nội dung và các em tự giải quyết, tự cập nhật tài liệu ngay trên máy tính, trong lớp học. Tính chủ động, tự giác học của sinh viên nhờ đó cũng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên. trong quá trình phát triển học liệu mở tại ĐHDLHP lại đối diện với một khó khăn, thách thức mới: BẢN QUYỀN. Mặc dù là một cơ sở giáo dục đào tạo phi lợi nhuận nhưng mọi tài liệu mà trường cũng cấp trên mạng buộc phải tuân thủ luật sở hữu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất về việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại trường đại học dân lập Hải PhòngMột số đề xuất về việc xây dựng Tài nguyên giáo dục mở tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng ThS. Trần Hữu Trung ThS. Bùi Thị Kim Oanh Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Dân lập Hải Phòng Tóm tắt Hiện nay, tài nguyên giáo dục mở (OER) đã được báo trước như là một cách cung cấp sự truy cập tới các tài nguyên giáo dục thích hợp. Việc xây dựng kho học liệu mở sẽ giúp ích cho việc đóng góp, chia sẻ và tái sử dụng các nội dung, tài liệu diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển một hướng đi mới như OER tại các trường đại học luôn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như tài chính, chính sách và nhân lực. Trong bài trình bày này, căn cứ điều kiện thực tế tại Việt Nam, chúng tôi phân tích đánh giá các cách thức triển khai OER, trên cơ sở đó đề xuất một lộ trình sơ bộ để xây dựng, phát triển OER tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Chúng tôi tin rằng, bằng việc phát triển hệ thống “Học liệu mở” sẽ giúp cho trường Đại học Dân lập Hải Phòng hoàn thiện hơn việc áp dụng học chế tín chỉ, nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy để từ đó chất lượng giáo dục dần dần hoà nhập được với các tiêu chuẩn quốc tế. 1. Tổng quan về OER Nói một cách dễ hiểu Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là thuật ngữ dùng để chỉ những tài liệu giáo dục số hóa, được cung cấp mở và miễn phí trên mạng, để nhà giáo và người học sử dụng, tái sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập, không đi kèm nhu cầu phải trả tiền phí bản quyền hoặc phí giấy phép. Nhờ vậy tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận miễn phí, mọi lúc, mọi nơi. Bước phát triển quan trọng nhất của OER trong năm 2011 là sáng kiến của ĐH Standford, với sự ra đời Khóa học trực tuyến "mở" đại chúng (Massive Open Online Courses, MOOC). Đó là khóa học thực và miễn phí trên mạng, với sự dẫn dắt trực tiếp của giảng viên, cùng sự tham dự và tương tác của hàng trăm nghìn người học ở khắp nơi trên thế giới. Điều đặc biệt quan trọng là giảng viên MOOC là các nhà khoa học danh tiếng của các Đại học hàng đầu. Người học chỉ cần có máy tính nối mạng và sau khi hoàn tất khóa học, được cấp chứng chỉ với chữ ký của giảng viên. Vì thế, MOOC được coi là một giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học, thu hút sự tham gia của nhiều Đại học lớn trên thế giới. Thậm chí, theo GS. Marginson, chuyên gia về giáo dục đại học, thì MOOC sẽ là tác nhân thay đổi cuộc chơi trong giáo dục đại học toàn cầu. Ở nước ta, cộng đồng OER còn rất nhỏ lẻ. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, cơ hội và thách thức của OER còn mơ hồ. Vì thế, để có thể xây dựng mô hình/hệ thống giáo dục "mở" đúng hướng và thành công, vấn đề quan trọng đầu tiên là cần có giải pháp kịp thời và hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức về OER trong và ngoài ngành giáo dục, tạo cơ sở đồng thuận cho việc đề xuất chính sách. Năm 2005, Bộ GD& ĐT cùng Quỹ giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ (VEF) phối hợp với Công ty phần mềm và truyền thông VASC triển khai dự án Học liệu mở Việt Nam (Vietnam OpenCourseWare, VOCW). Dự án này đã thành công trong việc đặt nền móng ban đầu cho hoạt động học liệu mở ở nước ta. 2. Thực trạng trường Đại học Dân lập Hải Phòng Trường Đại học Dân lập Hải Phòng (ĐHDLHP) trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới: từ nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đến đổi mới công tác quản lý và từng bước xây dựng phương pháp mới để phát triển các tài liệu điện tử. Năm 2009 nhà trường đã đầu tư kinh phí để Trung tâm thông tin thư viện mua nguồn tài liệu điện tử từ Cục thông tin khoa học & công nghệ Quốc gia. Toàn bộ các tài liệu điện tử này đều được quản lý bởi Thư viện số Dspace. Những bài giảng của giảng viên, các luận văn xuất sắc, luận án đều được bổ sung vào thư viện số để sinh viên khóa sau có thể tham khảo. ĐHDLHP có nhiều chương trình liên kết với các trường đại học trong khu vực Châu Á như: Malaysia, Trung Quốc, …. Thư viện số có khả năng phục vụ không giới hạn về thời gian, về không gian, về nguồn tài nguyên phục vụ. Sinh viên có thể học ở bất cứ đâu, KTX hay ở nhà, lên lớp, đều có thể tiếp cận tài liệu. Thầy cô cũng vậy, có thể lấy giáo trình từ thư viện số để giảng dạy cho sinh viên ngay tại lớp. Thư viện số cũng thay đổi cách học của sinh viên khi toàn bộ bài giảng của thầy cô đều bắt buộc đưa lên thư viện số; Sinh viên có thể nghiên cứu trước khi học và khi lên lớp, thầy chỉ cần gợi ý, đưa ra nội dung và các em tự giải quyết, tự cập nhật tài liệu ngay trên máy tính, trong lớp học. Tính chủ động, tự giác học của sinh viên nhờ đó cũng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên. trong quá trình phát triển học liệu mở tại ĐHDLHP lại đối diện với một khó khăn, thách thức mới: BẢN QUYỀN. Mặc dù là một cơ sở giáo dục đào tạo phi lợi nhuận nhưng mọi tài liệu mà trường cũng cấp trên mạng buộc phải tuân thủ luật sở hữu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thư viện thông tin Trường Đại học dân lập Hải Phòng Xây dựng tài nguyên giáo dục mở OER Thực trạng thư viện trường dân lập Đề xuất lộ trình xây dựng OER Phương pháp xây dựng tài nguyên giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
Kỹ năng đọc sách, một phương diện quan trọng của văn hóa đọc trong nhà trường đại học
6 trang 77 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 73 0 0 -
169 trang 49 0 0
-
Luận văn đề tài : Phần mềm quản lý thư viện
93 trang 41 0 0 -
Luận văn: Quản lý thư viện sách
26 trang 31 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng Website 'Library of Information and Library Science
68 trang 31 0 0 -
Tạp chí Thư viện Việt Nam: Số 1-2015
83 trang 30 0 0 -
152 trang 27 0 0
-
giáo trình nhập môn khoa học thư viện thông tin phần 2
16 trang 27 0 0 -
Internet và các dịch vụ thông tin
6 trang 26 0 0