Danh mục

Một số điểm khác biệt giữa các công cụ tham vấn ý kiến nhân dân và công cụ giữ mối liên hệ với cử tri

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 142      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giới thiệu Kể từ năm 2008, Dự án tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam đã tiến hành hỗ trợ HĐND một số tỉnh, thành phố thực hiện hoạt động thí điểm tham vấn ý kiến nhân dân phục vụ việc hoạch định và giám sát thực thi chính sách và triển khai hoạt động thí điểm tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu dân cử và cử tri kể từ năm 2009. Dự án đã giới thiệu và hỗ trợ HĐND các tỉnh, thành phố triển khai các bộ công cụ khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số điểm khác biệt giữa các công cụ tham vấn ý kiến nhân dân và công cụ giữ mối liên hệ với cử tri V¨n phßng quèc héi ch−¬ng tr×nh ph¸t triÓn liªn hîp quèc DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA CÁC CÔNG CỤ THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN VÀ CÔNG CỤ GIỮ MỐI LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI Tài liệu tham khảo1 Ấn phẩm này được hoàn thành và xuất bản với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” (giai đoạn III), Văn phòng Quốc hội và UNDP tại Việt Nam. Những quan điểm thể hiện trong ấn phẩm này là của tác giả, và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của Liên Hợp Quốc bao gồm UNDP cũng như các thành viên Liên Hợp Quốc. 1 Tài liệu này do Chuyên gia quốc tế của Dự án thực hiện, những so sánh trong tài liệu này gắn nhiều với thực tiễn dân cử ở Vương quốc Anh. Các đảng chính trị được nói đến là các đảng chính trị chủ yếu ở Vương quốc Anh. 1 Giới thiệu Kể từ năm 2008, Dự án tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam đã tiến hành hỗ trợ HĐND một số tỉnh, thành phố thực hiện hoạt động thí điểm tham vấn ý kiến nhân dân phục vụ việc hoạch định và giám sát thực thi chính sách và triển khai hoạt động thí điểm tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu dân cử và cử tri kể từ năm 2009. Dự án đã giới thiệu và hỗ trợ HĐND các tỉnh, thành phố triển khai các bộ công cụ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số nhầm lẫn về việc áp dụng các công cụ này, cũng như mục đích, ý nghĩa và chủ thể áp dụng công cụ. Tài liệu này nghiên cứu những khác biệt giữa các công cụ giữ mối liên hệ với cử tri và các công cụ tham vấn ý kiến nhân dân và khả năng áp dụng các công cụ này trong điều kiện Việt Nam. Cả hai hệ công cụ này thì đều có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải những mong muốn, nguyện vọng của từng người dân vào các quy trình của chính quyền và chúng là những thành tố căn bản của hệ thống đại diện và do đó tạo dựng tư cách pháp lý của các thiết chế đại diện. Tài liệu này cũng phân tích khả năng áp dụng các công cụ này có thể đóng góp vào hai nội dung trên theo các cách khác nhau để làm rõ bản chất của các công cụ giữ mối liên hệ với cử tri và các công cụ tham vấn ý kiến nhân dân. Tài liệu này cũng mới chỉ đề cập đến một số công cụ được sử dụng phổ biến. Tham vấn ý kiến nhân dân Dự án đã định nghĩa tham vấn ý kiến nhân dân là một quá trình mà các cơ quan nhà nước thu thập các thông tin từ người dân về các nghị quyết hoặc chính sách mà họ đang soạn thảo hoặc đang thực hiện.2 Tham vấn ý kiến nhân dân là một cách thức căn bản để các hội đồng và người dân có thể trao đổi các quan điểm và ý kiến và cùng đi tới thấu hiểu về tác động của các nghị quyết hay chính sách và được thực hiện thông qua việc áp dụng một số các công cụ như khảo sát, họp dân nơi cư trú và điều trần để thu thập thông tin. Tham vấn ý kiến nhân dân được thực hiện nhằm phục vụ cả hai nhiệm vụ lập pháp và giám sát của cơ quan dân cử. Giữ mối liên hệ với cử tri Báo cáo này định nghĩa việc giữ mối liên hệ với cử tri như là các cách thức đại biểu dân cử xây dựng và duy trì mối quan hệ đối thoại với từng người dân mà họ đại diện. Quá trình này giúp đảm bảo rằng các đại biểu dân cử phản ánh nguyện vọng của cử tri khi họ thực 2 Dự án UNDP-VPQH, Báo cáo hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân, 2009 2 hiện các chức năng lập pháp và giám sát của mình. Giữ mối liên hệ với cử tri do vậy rõ ràng là một việc có tính cá nhân và đây là mối quan hệ giữa các cá nhân với những người đại diện của họ, thông qua việc bầu cử hoặc bổ nhiệm người đại diện cho một khu vực cử tri. Đơn vị bầu cử có thể được định nghĩa là một khu vực địa lý (ví dụ như một bang hoặc một tỉnh) hoặc các căn cứ khác. Sự trùng lắp Trong quá trình triển khai các hoạt động thí điểm của dự án đã xuất hiện các yêu cầu đề nghị phân biệt các công cụ tham vấn và công cụ giữ mối liên hệ với cử tri. Báo cáo hoạt động dự án năm 2009 đã chỉ ra sự nhầm lẫn về khái niệm đối với các công cụ giữ mối liên hệ với cử tri. Sự nhầm lẫn này thể hiện ở việc sử dụng các công cụ tham vấn (có tính tập thể) chẳng hạn như điều trần để thực hiện các hoạt động giữ mối liên hệ với cử tri. Trong báo cáo của một số tỉnh, thành phố cũng đề cập đến sự nhầm lẫn của đại biểu dân cử về hai loại công cụ này. Tuy vậy, thực sự là có sự khác biệt giữa hai bộ công cụ này. Liên quan đến hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân, đặc điểm chính của chúng là trong những hoạt động này người đại biểu dân cử đóng vai trò là một thành tố của quá trình lập pháp- và do vậy hình ảnh cá nhân của người đại biểu ở một góc độ nào đấy chìm vào trong cơ quan lập pháp như là một chỉnh thể; do vậy vai trò của người đại biểu được mô tả là mang tính tập thể. Mục đích của hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân cũng khác với mục đích của hoạt động giữ mối liên hệ với cử tri ở chỗ nó hướng tới việc thu thập thông tin về các sáng kiến hành pháp, bao gồm cả các dự thảo luật hoặc chính sách mới, với mục tiêu đánh giá sự phù hợp, hoàn thiện, nâng cao tính khả thi và đảm bảo chúng đã phản ánh mong muốn của nhân dân. Vì vậy, quá trình tham vấn ý kiến nhân dân được cho là gắn liền với hiệu quả của thể chế hành chính, chứ không phải là những yêu cầu đối với các cá nhân, mặc dù những nguyện vọng cá nhân có thể tạo ra cơ sở cho hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân. Liên quan đến hoạt động giữ mối liên hệ với cử tri, từng cá nhân đại biểu dân cử sẽ phải đáp ứng các tâm tư, nguyện vọng của cử tri của mình thông qua việc đại diện cho cử tri tại cơ quan lập pháp. Vai trò này gần g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: