Danh mục tài liệu

Một số giá trị lịch sử, Phật giáo và văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 717.08 KB      Lượt xem: 64      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát Phật giáo Bắc Giang qua các dấu tích vật chất, các truyền thuyết dân gian ở các địa phương và căn cứ trên các bộ chính sử, Phật sử như Việt sử lược, Đại Nam nhất thống chí, Thiền uyển tập anh. Bài viết này trình bày một số giá trị lịch sử, giá trị Phật giáo và giá trị văn hóa cơ bản của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giá trị lịch sử, Phật giáo và văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang 36 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 NGUYỄN THẾ CHÍNH MỘT SỐ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA CỦA MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM VÀ CHÙA BỔ ĐÀ TỈNH BẮC GIANG Tóm tắt: Khảo sát Phật giáo Bắc Giang qua các dấu tích vật chất, các truyền thuyết dân gian ở các địa phương và căn cứ trên các bộ chính sử, Phật sử như Việt sử lược, Đại Nam nhất thống chí, Thiền uyển tập anh,... có thể thấy rằng, Phật giáo Bắc Giang trong quá trình phát triển đã để lại nhiều di sản quý giá, trong đó nổi bật nhất là 02 kho mộc bản hiện còn lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng và chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên. Hai kho mộc bản này đã được kiểm kê, phân loại và có những đánh giá ban đầu trên các bình diện khác nhau. Trong đó, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bài viết này trình bày một số giá trị lịch sử, giá trị Phật giáo và giá trị văn hóa cơ bản của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang. Từ khóa: Giá trị, Phật giáo, Bắc giang, Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, mộc bản, văn hóa. 1. Khái quát về Phật giáo ở Bắc Giang Bắc Giang nằm trên vùng đất cổ, có lịch sử văn hóa lâu đời, đặc biệt là lịch sử văn hóa Phật giáo. Cùng với sự ra đời của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo ở Bắc Giang cũng có mặt từ khá sớm. Tuy không có tài liệu thư tịch cụ thể nào nói về thời điểm Phật giáo vào Bắc Giang nhưng qua dấu tích vật chất còn để lại cũng như truyền thuyết dân gian ở địa phương cho biết Phật giáo vào Bắc Giang khoảng trước thế kỷ X. Qua điều tra khảo sát các ngôi chùa cổ ở Bắc Giang đã phát hiện được ba dấu chân Phật trên đá (mà theo tín ngưỡng đạo Phật thì đó là những biểu tượng Phật cổ xưa từ Ấn Độ ảnh hưởng tới Việt Nam). Đó là dấu chân Phật ở chùa Am Vãi (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) dấu chân Phật trên đá lớn ở chùa  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang. ̣ t sô ́ giá trị lịch sư Nguyễn Thế Chı ́nh. Mô ̉ ... 37 Yên Mã (xã Bắc Lũng) và dấu chân Phật ở chùa Hang Am (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam). Ngoài ra, còn có các ngôi chùa liên quan đến dấu chân như chùa Núi Đất, thôn Hạ Lát (núi Bổ Đà), xã Tiên Sơn, Việt Yên có tượng thần Độc Cước; chùa Khám (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam), theo sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Yên Phú, huyện Phượng Nhỡn, tỉnh Bắc Ninh cũ có đền Sơn Thần tam vị ở sơn phận Yên Phú thuộc xã Bắc Lũng, huyện Phượng Nhỡn (Nhãn). Tương truyền bà mẹ của thần trước một mình ở chân núi, thấy chân người to lớn bà xéo vào (chỗ này sau thành giếng đá) nhân đó có mang đẻ một bọc có ba con”1. Cùng sơn phận Yên Phú có chùa Hang Non, trong khu vực núi Cẩm Lý có chùa Yên Mã và Hòn Tháp. Hệ thống chùa này đều có dấu chân Phật, có tháp tàng xá lỵ của Hòa thượng Pháp Vân. Qua những dẫn chứng trên, cho thấy việc xuất hiện dấu chân trên đá chủ yếu từ thời Lý trở về trước. Sách Thiền uyển tập anh được các Thiền sư phái Vô Ngôn Thông nối đời ghi chép từ khá sớm để đến thời Trần được cố định văn bản. Một trong bốn vị Thiền sư quan trọng nhất và là người biên soạn cuối cùng của tập sách là Thiền sư Ẩn Không. Ông là thế hệ thứ 14 của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Theo chú thích của sách thì: Ẩn Không xưa ở Lượng Châu (Lạng Châu) huyện Na Ngạn, lúc bấy giờ người đời gọi là Na Ngạn Đại Sư. Qua ghi chép trên cho biết: Đến thời Lý, Phật giáo ở Bắc Giang đã phát triển mạnh nên mới có người trở thành đại sư của Phật giáo cả nước. Điều này cũng phù hợp với những dấu vết vật chất tìm thấy ở các ngôi chùa lớn (nay chỉ còn là những phế tích) ở trên các ngọn núi phía Tây dãy Yên Tử. Đây cũng là địa bàn vùng Lạng Châu - Động Giáp thời Lý được nhắc đến trong sách Việt sử lược với dòng họ Giáp, họ Thân ba đời làm phò mã cho triều Lý, các công chúa triều Lý còn lên các chùa vùng Động Giáp tu hành, nay còn được thờ ở một số đền, chùa như: Chùa Hả, xã Hồng Giang; chùa Chể, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn; chùa Tòng Lệnh, xã Trường Giang; chùa Cao, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, v.v.. Ngoài ra một số ngôi chùa cổ khác cũng có mặt trong thời điểm này như chùa Am Vãi (xã Nam Dương), chùa Khám Lạng, chùa Hang Non, chùa Hòn Tháp, Hòn Trứng, Vĩnh Nghiêm, v.v... Trên cơ sở các ngôi chùa cổ ấy, đến thời Trần, nhiều ngôi chùa được xây dựng thành các chùa có quy mô lớn, trong đó phải kể đến trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm. Căn cứ vào các tài liệu hiện còn lưu giữ được thì Bắc Giang là một trong những trung tâm của Phật giáo nổi tiếng thời kỳ Lý - Trần, là mảnh đất quan trọng trong quá trình Phật giáo Đại Việt - Phật giáo Hoàng gia 38 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 ...