Danh mục tài liệu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing xanh trong nông nghiệp giai đoạn bình thường mới

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 590.68 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing xanh trong nông nghiệp giai đoạn bình thường mới" trình bày thực trạng, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn bình thường mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing xanh trong nông nghiệp giai đoạn bình thường mới KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XANH TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Nguyễn Quang Trung1 Tóm tắt Trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch Covid-19 và các dự báo tương lai ngành nôngnghiệp (NN) sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và triển vọng của nền canh tác công nghệ cao,canh tác chính xác và NN thông minh (Andrew, 2021; Evagelot và cộng sự, 2021) thì áp lực đặt lêncác nhà Marketing trong việc nghiên cứu thị trường và tiếp thị là rất lớn, Marketing xanh theo đó sẽngày càng có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái (Chamorro vàBanegil, 2006; Chamorro và cộng sự, 2007) thông qua việc thúc đẩy sản xuất và bán các sản phẩmtinh khiết, thân thiện với môi trường với việc bảo vệ cân bằng sinh thái (Agarwal và Choudhary,2021) nhằm cải thiện chất lượng môi trường và đạt được sự hài lòng của khách hàng (Ottman vàcộng sự, 2006), bằng các phân tích định tính dựa trên dữ liệu thứ cấp, bài viết trình bày thực trạng,từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing xanh trong NN ở Việt Nam (VN)giai đoạn bình thường mới. Từ khóa: Marketing xanh, Marketing nông nghiệp, nông nghiệp 1. Giới thiệu Thuật Ngữ Marketing xanh (Green Marketing) được phát biểu đầu tiên năm 1975 tại hội thảoTiếp thị sinh thái do Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ tổ chức, từ đó quan niệm Marketing xanh khôngngừng được hoàn thiện, thập niên 1980 nó hàm ý việc giới thiệu những sản phẩm sinh thái – sảnphẩm xanh trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng xanh chưa phổ biến, đầu thập niên 1990, nó đề cao cácvấn đề xanh, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô, lãng phí ít nhiên liệu, tăng cường tái chế, tối ưuhóa việc sử dụng tài nguyên năng lượng (Polonsky, 1994; Chamorro và Banegil, 2006), cuối thậpniên này song song với yêu cầu tiêu chuẩn hóa sản xuất NN (Bingen và Busch, 2005), quản lý chấtlượng toàn diện, các áp lực bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu đòi hỏi một nền tiếp thị bền vữnghơn cho những quy trình sản xuất, công nghệ và nguồn lực phù hợp hơn. Những năm 2000, sảnphẩm và dịch vụ xanh thân thiện với môi trường (going-green) ngày cảng phổ biến hơn và ngày nay“xanh” đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết trên phạm vi thế giới bởi nó thuộc nhóm các phương pháptiếp cận tìm cách giải quyết sự thiếu phù hợp giữa Marketing hiện tại với thực tế sinh thái và xã hộicủa môi trường Marketing tương lai (Belz và Peattie, 2009). Marketing xanh được chú ý trongngành NN ở VN từ sau năm 2000 trong bối cảnh mở rộng quan hệ kinh tế thương mại quốc tế trongkỷ nguyên toàn cầu hóa và các thách thức môi trường đã trở thành không nhỏ, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự phát triển của nền kinh tế trên phạm vi quốc gia (Agarwal và Choudhary, 2021).Marketing xanh được xem là một giải pháp hữu ích để giải quyết những tồn tại, thách thức trongmối quan hệ giữa phát triển NN và môi trường, tận dụng cơ hội mở rộng giao thương, hợp tác quốctế về NN (Chamorro và Banegil, 2006; Chamorro và cộng sự, 2007), dưới đây trình bày khái quátthực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing xanh trong NN giai đoạn bình thường mới.1 Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Email: trungnq@uef.edu.vn 181 MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI 2. Khái quát về Marketing xanh Có rất nhiều các định nghĩa về Marketing xanh nhưng vẫn còn nhiều tranh luận để đi đến sựthừa nhận một định nghĩa thống nhất (Chamorro và Banegil, 2006; Chamorro và cộng sự, 2007).Marketing xanh là hoạt động Marketing dựa trên các yếu tố và nhận thức về môi trường, Polonsky(1994) cho rằng đây là sự kết hợp một loạt các hoạt động bao gồm thay đổi sản phẩm, thay đổi quátrình sản xuất, thay đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo nhằm tạo ra và thúc đẩy bất cứ trao đổinào nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên cơ sở hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môitrường. Peattie (2001) định nghĩa Marketing xanh là nỗ lực làm giảm các tác động tiêu cực đến môitrường và xã hội của các sản phẩm và hệ thống sản xuất, cũng như các hoạt động tiếp thị hỗ trợ cácsản phẩm / dịch vụ ít ảnh hưởng xấu hơn. Marketing xanh còn được xem xét như việc phân tíchcách các hoạt động tiếp thị tác động đến môi trường và cách biến môi trường có thể được kết hợpvào các quyết định khác nhau của hoạt động Marketing (Wymer và Polonsky, 2015). Marketing xanh bao gồm các hoạt động tiếp thị (4Ps xanh) liên quan là sản phẩm xanh(nguyên liệu xanh, sản xuất xanh, bao bì xanh, nhà cung cấp xanh), định giá xanh (giảm chênh lệchgiá, làm nổi bật các giá trị mở rộng, tiết kiệm cho người tiêu dùng) ...

Tài liệu có liên quan: