Danh mục tài liệu

Một số khía cạnh pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.08 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã có những quy định đặc thù dành riêng cho người tiêu dùng khi giao dịch trên không gian mạng hoặc nền tảng số, chú trọng đến các quyền bảo vệ thông tin, các điều khoản không công bằng hay quấy rối người tiêu dùng thông qua tin nhắn rác,... nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đổi số của Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khía cạnh pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Ngọc Quyên1 Tóm tắt: Thời đại công nghệ số phát triển hiện nay đã giúp ích rất nhiều cho người tiêu dùng tiếp cận với đa dạng hàng hoá, dịch vụ, thông tin minh bạch, công khai hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ về việc bị đánh cắp, sử dụng thông tin sai mục đích, có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng về tài sản, sức khoẻ cũng như các dạng rủi ro khác gây ra cho người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi số. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã có những quy định đặc thù dành riêng cho người tiêu dùng khi giao dịch trên không gian mạng hoặc nền tảng số, chú trọng đến các quyền bảo vệ thông tin, các điều khoản không công bằng hay quấy rối người tiêu dùng thông qua tin nhắn rác,…nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đổi số của Việt Nam hiện nay. Từ khoá: người tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng, chuyển đổi số, an ninh mạng, an toàn thông tin mạng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số là một chủ đề sôi động và được yêu thích hiện nay của các nhà khoa họctrên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy chuyển đổi số được định nghĩa như thế nào và nó có tácđộng đến đâu đối với người tiêu dùng cũng là những câu hỏi cần phải được trả lời để cho thấytính dự đoán trước của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 trong việc điều chỉnhcác vấn đề liên quan tới quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi số này. Chuyển đổi số được hiểu là sự tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực,thay đổi căn bản cách vận hành và mang lại giá trị cho người dùng. Chuyển đổi số (Digitaltransformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây(cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lạihiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu2. Do đó, chuyển đổi số không chỉhiểu đơn thuần là việc số hoá các dữ liệu thông tin mà phải hiểu đây là quá trình thay đổi toànbộ cách thức vận hành nhờ công nghệ số hoá. Doanh nghiệp là các chủ thể tiếp cận với chuyểnđổi số một cách chủ động và tích cực, từ cách quản trị nội bộ cho tới khâu quản lý bán hàng,sự tác động tới người tiêu dùng của quá trình chuyển đổi số bắt đầu từ việc các doanh nghiệptận dụng cách xử lý dữ liệu để đem tới những trải nghiệm tốt hơn và mang tính “cá nhân hoá”cao hơn cho người tiêu dùng, từ đó kéo theo sự thay đổi thói quen tiêu dùng. Với lí do phải sửdụng một lượng lớn thông tin để đem tới lợi ích cho người tiêu dùng mà cá nhân, tổ chức kinhdoanh đã tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu một cách thiếu cẩn trọng đã dẫn tới những rủi rokhông đáng có cho người tiêu dùng về thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, tận dụng sự phát triểncủa công nghệ mà doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin mang tính “gây nhầm lẫn” tới1 Đại học Luật Hà Nội2 https://vnpt.com.vn/tu-van/chuyen-doi-so-la-gi.html210 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAMngười tiêu dùng “mục tiêu”, khiến cho họ quyết định việc mua bán hàng hoá, dịch vụ một cáchnhanh chóng. Những tác động tiêu cực mà chuyển đổi số mang tới cần phải được pháp luật giảiquyết để đem lại sự công bằng cho người tiêu dùng. Do đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng đã có những quy định mới về vấn đề này, cụ thể như sau:2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG Vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trong đó có thông tin người tiêu dùng đã được Đảng vàNhà nước ta quan tâm đặc biệt thể hiện ở việc ban hành hàng loạt các quy định có liên quantới bảo mật thông tin cá nhân hay dữ liệu cá nhân. Thông tin của người tiêu dùng rất đa dạng,được tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập, sử dụng, lưu trữ, chuyển giao nhằm phục vụ nhiềumục đích khác nhau như: hoàn thành giao dịch, thanh toán, cung cấp các dịch vụ đi kèm saubán hàng, xúc tiến thương mại, khảo sát ý kiến… , đây là một tài sản rất quý giá và quan trọngđối với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 lần đầutiên đưa ra khái niệm về “thông tin của người tiêu dùng”, theo đó: “Thông tin của người tiêudùngbao gồm thông tin cá nhân của người tiêu dùng, thông tin về quá trình mua, sử dụng sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng và thông tin khác liên quan đến giao dịch giữangười tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh”. Có thể chia thông tin của người tiêu dùng ralàm hai loại chính: một là thông tin cá nhân của người tiêu dùng và hai là thông tin liên quanđến giao dịch của người tiêu dùng. Có thể hiểu Thông tin cá nhân của người tiêu dùng là bấtkỳ thông tin nào gắn liền hay có thể giúp xác định được danh tính của người tiêu dùng đó.Thông tin cá nhân gồm các thông tin mà người tiêu dùng thường xuyên cung cấp khi tham giacác giao dịch như: thông tin về địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, hồ sơ y tế, tài khoản email, sốtài khoản ngân hàng, số chứng minh thư/căn cước công dân,.... Không dừng lại ở bảo vệ thôngtin cá nhân, Luật năm 2023 đã có bước tiến đáng kể trong việc quy định cả các thông tin khácliên quan tới giao dịch của người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng được coi làđối tượng cần bảo vệ đó là các thông tin liên quan đến việc mua sắm của người tiêu dùng, vídụ như: thói quen mua sắm, sản phẩm yêu thích, tần suất mua sắm, khả năng tài chính… Trongthời đại công nghệ 4.0 với sự trợ giúp đắc lực từ Dữ liệu lớn (Big Data), khả năng thu thập vàxử lý một khối lượng thông tin khổng lồ đã trở nên dễ dàng hơn nhiều với các doanh nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: