Danh mục tài liệu

Một số khuyến nghị trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.77 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ ra một số hoạt động đã và đang diễn ra ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn ở trong và ngoài nước, những khuyến nghị, hoặc những ví dụ có thể có thể thành công, chưa thành công, đó chỉ là những gợi mở, để mỗi chúng ta, thậm chí có nhiều vấn đề cần phải được các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương vào cuộc mới hy vọng có những kết quả tốt đẹp như mong muốn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khuyến nghị trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 35 MỘT SỐ KHUY N NGHỊ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƢỜN QUỐC GIA VÀ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN  TS. HUỲNH VĂN KÉO Chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên HuếĐẶT VẤN ĐỀ Theo chủ trương của nhà nước Việt Nam và xu hướng quốc tế về phát triển du lịch trong rừng đặc dụng(RĐD) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính giáo dục về môi trường, góp phần bảotồn thiên nhiên và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực vai trò cộng đồng điạ phương. Do vậy, nếu trongquá trình tổ chức nếu chúng ta chưa thấy rõ mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo tồn, vô tình sẽ đánh mất cáigiá trị to lớn của giá trị bảo tồn đa dạng sinh học mà trách nhiệm của những nhà quản lý khó có thể bồi hoàn lạihàng thập kỷ sau. Thực trạng phát triển DLST các khu RĐD, theo thông kê đến cuối năm 2017, có 61 khu rừng đặc dụngcó tổ chức các hoạt động DLST (trong đó có các 25/34 VQG, 36/133 KBTTN), với các hình thức tự tổ chức 37khu, liên kết, liên doanh 11 khu và cho thuê môi trường rừng 13 khu và đón tiếp được khoản 1.575.000 lượt khách.Tuy nhiên, qua kiểm tra, trong quá trình tổ chức các hoạt động DLST, hầu hết các khu RĐD kể cả đơn vị trực thuộcBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trực thuộc địa phương chưa thực hiện theo đúng quy định của Nghịđịnh 117/NĐ của Chính phủ và Thông tư 78/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hầu hếtcông tác lập quy hoạch, đề án phát triển DLST, đề án cho thuê dịch vụ môi trường rừng của các khu RĐD đều phêduyệt chậm, hoặc cá biệt nhiều khu RĐD chưa triển khai xây dựng Đề án phát triển du lich. Việc thẩm định và phêduyệt các dự án phát triển DLST, dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa ở các khu RĐD còn điều chỉnhbởi các Luật Di sản, Luât Du lịch,… Thực tế, trong những năm qua, hầu hết các khu RĐD có triển khai các hoạtđộng du lịch theo các hình thức lồng ghép: tự tổ chức, liên kết liên doanh, cho thuê môi trường rừng nhưng còn gặprất nhiều khó khăn, thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, rườm rà, nhiều nơi chưa tháo gỡ được. Đặc biệt trongthời gian gần đây, Chỉ thị 13-CT-TW của Ban Bí thư, thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng ở các khu RĐD choviệc kinh doanh du lịch lại càng khó khăn hơn. Do vậy, nhiều nhà đầu tư không mặn mà đối với liên kết liên doanh,thuê môi trường rừng tổ chức kinh doanh du lịch ở các khu RĐD. Trong khi đó, thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầngphục vụ tổ chức du lịch ở các khu RĐD trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và nghèo nàn, chưa đáp ứng côngnăng phục vụ du lịch do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nguồn ngân sách đầu tư chỉ tập trung vào công tác quảnlý bảo tồn, chưa chú trọng đến sự kết hợp giữa đầu tư cho bảo tồn và phát triển DLST. Xuất phát từ những những thực trạng trên, tôi xin có tám khuyến nghị cụ thể để phát triển DLST bền vữngở các khu RĐD trong thời gian tới là: (1) Khuy n nghị thứ nhất: Phải đặt vị trí vai trò phát triển DLST trong khu RĐD như là một giải phápbảo tồn tổng hợp xuyên suốt trong quá trình xây dựng, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học ở nơi đó. Vì nó là hoạtđộng mang lại nguồn tài chính bền vững, lâu dài phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn; là hoạt động trực tiếp vềgiáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách; là hoạt động mang lại lợi ích cải thiện phát triểnsinh kế cho cộng đồng địa phương; là hoạt động hợp tác, dịch vụ nghiên cứu khoa học và giám sát đa dạng sinh họcthường xuyên tại khu rừng. Mục tiêu khuy n nghị này là: làm cho nhà quản lý phải xác định chức năng nhiệm vụ công tác bảo tồntrong khu RĐD phải biết lồng ghép các hoạt động để hỗ trợ cùng phát triển bền vững. (2) Khuy n nghi thứ hai: Cần hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư phát triển DLST trong các khu RĐD.Đây là thời gian có cơ hội để phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của chủ rừng, nhà quản lý, các cấp các ngànhtừ trung ương đến địa phương góp ý kiến sửa đổi các điều khoản của các Nghị định, Thông tư hướng dẫn phù hợpthực tiển trong lĩnh vực phát triển DLST khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực (1/1/2019). Mục tiêu của khuy n nghi này là: - Đơn giản bớt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian từ khi lập, thẩm định, phê duyệt đến triển khaithực hiện các Quy hoạch, Đề án cho thuê Môi trường rưng, Đề án tự tổ chức, Đề án liên kết liên doanh, Dự án đầutư về DLST,… - Giải quyết vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng trong phân ...

Tài liệu có liên quan: