Một số kĩ năng đọc hiểu văn bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.54 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết bàn đến một số kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5 khi đọc hiểu văn bản, đặc biệt là văn bản phi nghệ thuật, gồm: kĩ năng đọc vỡ - xác định nghĩa của các từ ngữ khó; kĩ năng xác định từ ngữ chỉ dẫn; kĩ năng hiểu bảng biểu và đồ thị; kĩ năng xác định đầu đề chính, phụ; định nghĩa, nhận định và các ý minh hoạ - Lập dàn ý; kĩ năng tóm tắt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kĩ năng đọc hiểu văn bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0054Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 77-84This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 VÀ LỚP 5 Trịnh Cam Ly Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết bàn đến một số kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5 khi đọc hiểu văn bản, đặc biệt là văn bản phi nghệ thuật, gồm: kĩ năng đọc vỡ - xác định nghĩa của các từ ngữ khó; kĩ năng xác định từ ngữ chỉ dẫn; kĩ năng hiểu bảng biểu và đồ thị; kĩ năng xác định đầu đề chính, phụ; định nghĩa, nhận định và các ý minh hoạ - Lập dàn ý; kĩ năng tóm tắt. Để học sinh thành thạo các kĩ năng trên và vận dụng trong việc đọc hiểu văn bản Tập đọc lớp 4 và lớp 5 nói riêng, phục vụ quá trình học tập suốt đời nói chung, cần thay đổi mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa; thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của người dạy và người học. Từ khóa: Đọc hiểu văn bản, kĩ năng đọc hiểu, học sinh lớp 4 và lớp 5.1. Mở đầu Dạy đọc hiểu không chỉ nhằm hình thành cho người học kĩ năng phục vụ một môn học, mộtphân môn mà còn nhằm rèn luyện kĩ năng quan trọng phục vụ nhu cầu học tập suốt đời. Trong những năm gần đây, nhiều tác giả bàn về đổi mới phương pháp dạy học nói chung,đổi mới phương pháp dạy đọc nói riêng. Ở trường phổ thông, việc dạy đọc hiểu được chú trọng vàcác ý kiến đưa ra khá thống nhất vấn đề phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản. Song, ở Tiểu học,vấn đề này chưa được bàn đến một cách toàn diện và sâu sắc. Công trình “Phương pháp dạy học - Truyền thống và đổi mới” là kết quả nghiên cứu và trảinghiệm nhiều năm của tác giả Thái Duy Tuyên đã đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về phươngpháp dạy học đó là bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, quan niệm dạy học mà thầy trò từ cấpTiểu học đang nỗ lực phấn đấu để đạt được. Theo quan điểm của tác giả, lõi của kĩ năng tự học làđọc sách - một dạng tự học quan trọng và phổ biến. Kĩ năng đọc sách được hình thành trên cơ sởhọc sinh có kĩ năng đọc hiểu nói chung. Tác giả khẳng định: “Tri thức mà các em thu được thôngqua bài giảng trở nên quá ít ỏi và “áp đặt” một chiều. Các em phải đọc sách để mở rộng, đào sâu,bổ sung những tri thức đã có, tìm kiếm những tri thức mới, tiếp cận những lí thuyết mới, nhữngquan điểm mới mà khuôn khổ bài giảng không cung cấp được” [11;317]. PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương đã đưa ra một số chiến thuật khá mới mẻ khi đọc hiểu vănbản ở trường phổ thông như: đánh dấu và ghi chú bên lề, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi- đáp, đọc suy luận, cuốn phim trí óc,... hỗ trợ tích cực cho quá trình đọc hiểu văn bản [7]. Nhữngcách làm này của tác giả đề xuất khá mới mẻ, tạo hứng thú và hiệu quả trong quá trình dạy họcNgữ văn cho học sinh phổ thông và cũng là những gợi ý khá thú vị cho chúng tôi trong quá trìnhđề xuất những giải pháp cụ thể dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh Tiểu học.Ngày nhận bài: 20/02/2015. Ngày nhận đăng: 21/05/2015.Liên hệ: Trịnh Cam Ly, e-mail: tcly@cdsphanoi.edu.vn. 77 Trịnh Cam Ly Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, kĩ năng đọc hiểu được hình thành chủ yếuthông qua phân môn Tập đọc. Trong giờ Tập đọc, dạy đọc hiểu được thực hiện chủ yếu thông quahoạt động Tìm hiểu bài. Hoạt động này ở lớp 4 và lớp 5 bao gồm các công việc: trả lời câu hỏi tìmhiểu bài kết hợp giải nghĩa một số từ khó; xác định ý từng đoạn và ý cả bài. Các hoạt động trên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đọc hiểu đối với từng bài học cụ thể khicó sự hướng dẫn của giáo viên. Song, để đọc hiểu trở thành một kĩ năng, hỗ trợ quá trình học tậpsuốt đời của mỗi con người thì học sinh cần được rèn luyện các cách đọc khác nhau tuỳ vào loạitài liệu, yêu cầu và mục đích đọc. Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu và thực tế chương trình, đáp ứng yêu cầu đào tạocon người trong giai đoạn mới, chúng tôi thiết nghĩ, ngay từ những năm cuối của bậc Tiểu học, dạyđọc hiểu bên cạnh đáp ứng mục tiêu thông hiểu nội dung văn bản, phải hướng tới rèn cho học sinhcó được những kĩ năng đọc cơ bản, kĩ năng tự đọc để hình thành năng lực tự học, một trong nhữngnăng lực phục vụ quá trình học tập suốt đời. Bài viết này góp thêm một cái nhìn mới về một số kĩnăng cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5 khi đọc hiểu văn bản.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Kĩ năng đọc vỡ - xác định nghĩa của từ ngữ khó Khi tiếp cận với văn bản đọc, học sinh tiểu học khó có thể hiểu được ý nghĩa của tất cảcác từ ngữ trong văn bản. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thông hiểu văn bản. Vìvậy, giáo viên cần dành thời gian để học sinh thực hiện hoạt động đọc vỡ và tìm hiểu nghĩa của từngữ khó. Để học sinh hình thành thói quen và sử dụng thành thạo hoạt động này như một kĩ năng,thông qua các hoạt động cá nhân hoặc tập thể, giáo viên cần rèn cho học sinh các thói quen: đọclướt văn bản, đánh dấu từ ngữ khó, sử dụng từ điển, sử dụng sổ tay ghi chép, sưu tầm tranh ảnh,vật thật minh họa, chủ động tương tác.2.2. Kĩ năng xác định từ ngữ chỉ dẫn Từ ngữ chỉ dẫn dẫn dắt học sinh đi vào nội dung của bài đọc, có tác dụng: nhấn mạnh, bổsung, so sánh, tương phản, minh hoạ, nêu nguyên nhân và kết quả.2.2.1. Các từ ngữ có tác dụng nhấn mạnh Các từ có tác dụng nhấn mạnh là một trong số các chỉ dẫn tốt nhất giúp học sinh xác địnhnhững ý tưởng, chi tiết quan trọng trong bài. Chúng được ví như những lá cờ đỏ trên một tấm bảnđồ, gây sự chú ý cho người đọc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kĩ năng đọc hiểu văn bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0054Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 77-84This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 VÀ LỚP 5 Trịnh Cam Ly Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết bàn đến một số kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5 khi đọc hiểu văn bản, đặc biệt là văn bản phi nghệ thuật, gồm: kĩ năng đọc vỡ - xác định nghĩa của các từ ngữ khó; kĩ năng xác định từ ngữ chỉ dẫn; kĩ năng hiểu bảng biểu và đồ thị; kĩ năng xác định đầu đề chính, phụ; định nghĩa, nhận định và các ý minh hoạ - Lập dàn ý; kĩ năng tóm tắt. Để học sinh thành thạo các kĩ năng trên và vận dụng trong việc đọc hiểu văn bản Tập đọc lớp 4 và lớp 5 nói riêng, phục vụ quá trình học tập suốt đời nói chung, cần thay đổi mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa; thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của người dạy và người học. Từ khóa: Đọc hiểu văn bản, kĩ năng đọc hiểu, học sinh lớp 4 và lớp 5.1. Mở đầu Dạy đọc hiểu không chỉ nhằm hình thành cho người học kĩ năng phục vụ một môn học, mộtphân môn mà còn nhằm rèn luyện kĩ năng quan trọng phục vụ nhu cầu học tập suốt đời. Trong những năm gần đây, nhiều tác giả bàn về đổi mới phương pháp dạy học nói chung,đổi mới phương pháp dạy đọc nói riêng. Ở trường phổ thông, việc dạy đọc hiểu được chú trọng vàcác ý kiến đưa ra khá thống nhất vấn đề phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản. Song, ở Tiểu học,vấn đề này chưa được bàn đến một cách toàn diện và sâu sắc. Công trình “Phương pháp dạy học - Truyền thống và đổi mới” là kết quả nghiên cứu và trảinghiệm nhiều năm của tác giả Thái Duy Tuyên đã đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về phươngpháp dạy học đó là bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, quan niệm dạy học mà thầy trò từ cấpTiểu học đang nỗ lực phấn đấu để đạt được. Theo quan điểm của tác giả, lõi của kĩ năng tự học làđọc sách - một dạng tự học quan trọng và phổ biến. Kĩ năng đọc sách được hình thành trên cơ sởhọc sinh có kĩ năng đọc hiểu nói chung. Tác giả khẳng định: “Tri thức mà các em thu được thôngqua bài giảng trở nên quá ít ỏi và “áp đặt” một chiều. Các em phải đọc sách để mở rộng, đào sâu,bổ sung những tri thức đã có, tìm kiếm những tri thức mới, tiếp cận những lí thuyết mới, nhữngquan điểm mới mà khuôn khổ bài giảng không cung cấp được” [11;317]. PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương đã đưa ra một số chiến thuật khá mới mẻ khi đọc hiểu vănbản ở trường phổ thông như: đánh dấu và ghi chú bên lề, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi- đáp, đọc suy luận, cuốn phim trí óc,... hỗ trợ tích cực cho quá trình đọc hiểu văn bản [7]. Nhữngcách làm này của tác giả đề xuất khá mới mẻ, tạo hứng thú và hiệu quả trong quá trình dạy họcNgữ văn cho học sinh phổ thông và cũng là những gợi ý khá thú vị cho chúng tôi trong quá trìnhđề xuất những giải pháp cụ thể dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh Tiểu học.Ngày nhận bài: 20/02/2015. Ngày nhận đăng: 21/05/2015.Liên hệ: Trịnh Cam Ly, e-mail: tcly@cdsphanoi.edu.vn. 77 Trịnh Cam Ly Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, kĩ năng đọc hiểu được hình thành chủ yếuthông qua phân môn Tập đọc. Trong giờ Tập đọc, dạy đọc hiểu được thực hiện chủ yếu thông quahoạt động Tìm hiểu bài. Hoạt động này ở lớp 4 và lớp 5 bao gồm các công việc: trả lời câu hỏi tìmhiểu bài kết hợp giải nghĩa một số từ khó; xác định ý từng đoạn và ý cả bài. Các hoạt động trên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đọc hiểu đối với từng bài học cụ thể khicó sự hướng dẫn của giáo viên. Song, để đọc hiểu trở thành một kĩ năng, hỗ trợ quá trình học tậpsuốt đời của mỗi con người thì học sinh cần được rèn luyện các cách đọc khác nhau tuỳ vào loạitài liệu, yêu cầu và mục đích đọc. Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu và thực tế chương trình, đáp ứng yêu cầu đào tạocon người trong giai đoạn mới, chúng tôi thiết nghĩ, ngay từ những năm cuối của bậc Tiểu học, dạyđọc hiểu bên cạnh đáp ứng mục tiêu thông hiểu nội dung văn bản, phải hướng tới rèn cho học sinhcó được những kĩ năng đọc cơ bản, kĩ năng tự đọc để hình thành năng lực tự học, một trong nhữngnăng lực phục vụ quá trình học tập suốt đời. Bài viết này góp thêm một cái nhìn mới về một số kĩnăng cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5 khi đọc hiểu văn bản.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Kĩ năng đọc vỡ - xác định nghĩa của từ ngữ khó Khi tiếp cận với văn bản đọc, học sinh tiểu học khó có thể hiểu được ý nghĩa của tất cảcác từ ngữ trong văn bản. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thông hiểu văn bản. Vìvậy, giáo viên cần dành thời gian để học sinh thực hiện hoạt động đọc vỡ và tìm hiểu nghĩa của từngữ khó. Để học sinh hình thành thói quen và sử dụng thành thạo hoạt động này như một kĩ năng,thông qua các hoạt động cá nhân hoặc tập thể, giáo viên cần rèn cho học sinh các thói quen: đọclướt văn bản, đánh dấu từ ngữ khó, sử dụng từ điển, sử dụng sổ tay ghi chép, sưu tầm tranh ảnh,vật thật minh họa, chủ động tương tác.2.2. Kĩ năng xác định từ ngữ chỉ dẫn Từ ngữ chỉ dẫn dẫn dắt học sinh đi vào nội dung của bài đọc, có tác dụng: nhấn mạnh, bổsung, so sánh, tương phản, minh hoạ, nêu nguyên nhân và kết quả.2.2.1. Các từ ngữ có tác dụng nhấn mạnh Các từ có tác dụng nhấn mạnh là một trong số các chỉ dẫn tốt nhất giúp học sinh xác địnhnhững ý tưởng, chi tiết quan trọng trong bài. Chúng được ví như những lá cờ đỏ trên một tấm bảnđồ, gây sự chú ý cho người đọc. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational Science Đọc hiểu văn bản Kĩ năng đọc hiểu Văn bản phi nghệ thuật Kĩ năng hiểu bảng biểu Kĩ năng đọc vỡ Hình thức tổ chức dạy họcTài liệu có liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 347 1 0 -
117 trang 115 0 0
-
5 trang 62 0 0
-
Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm
17 trang 62 0 0 -
16 trang 50 0 0
-
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Toán lớp 4
6 trang 40 0 0 -
Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam
8 trang 37 0 0 -
Đạo đức học thực tiễn của Xô-Crát
5 trang 35 0 0 -
Vận dụng tư duy thuận nghịch trong dạy học môn Toán
6 trang 35 0 0 -
Dạy học tích hợp đọc và viết văn bản thông tin – kiểu văn bản quảng cáo
8 trang 34 0 0