Danh mục tài liệu

Một số nhân tố ảnh hưởng đến FDI của 8 nước châu Âu trong giai đoạn 2000-2019

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.57 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số nhân tố ảnh hưởng đến FDI của 8 nước châu Âu trong giai đoạn 2000-2019" đánh giá tác động của 5 yếu tố Quy mô thị trường, Tổng dự trữ ngoại hối, Cơ sở hạ tầng, Độ mở thương mại của một quốc gia, Chi phí lao động lên dòng vốn FDI thông qua phân tích dữ liệu của 8 quốc gia phát triển thuộc Châu Âu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố ảnh hưởng đến FDI của 8 nước châu Âu trong giai đoạn 2000-2019 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI CỦA 8 NƯỚC CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2019 TS Phạm Ngọc Hưng, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Kim Trang, Phạm Thanh Lam Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của cả các nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển cần dòng vốn nước ngoài để phát triển bền vững, trong khi các nước đang phát triển cần dòng vốn này cho mục đích tăng trưởng và đầu tư. Vì vậy, mục tiêu bài nghiên cứu này là đánh giá tác động của 5 yếu tố Quy mô thị trường, Tổng dự trữ ngoại hối, Cơ sở hạ tầng, Độ mở thương mại của một quốc gia, Chi phí lao động lên dòng vốn FDI thông qua phân tích dữ liệu của 8 quốc gia phát triển thuộc Châu Âu là Thụy Điển, Hà Lan, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ý, Ireland, trong giai đoạn 2000-2019 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy OLS và ước lượng mô hình tác động cố định (FE) để phân tích. Đây sẽ là cơ sở để các quốc gia xây dựng định hướng cũng như chính sách thu hút FDI nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ sở hạ tầng, mức độ mở cửa thị trường, quy mô thị trường, chi phí lao động. 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) được coi là một nhân tố cần thiết và luôn gia tăng một cách nhanh chóng trên toàn cầu, theo thống kê của UNCTAD (United Nations Conference On Trade And Development), từ mức trung bình hàng năm 142 tỷ USD trong những năm 1985 – 1990 lên hơn 385 tỷ USD năm 1996, đến năm 2018 FDI toàn cầu đạt 1.300 tỷ USD. Vậy FDI có thể được hiểu như thế nào? Theo UNCTAD (1999), FDI là hoạt động đầu tư có mối liên hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ đối với doanh nghiệp của mình ở một nền kinh tế khác. FDI phản ánh lợi ích lâu dài mà một thực thể trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài này thể hiện các mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, trong đó nhà đầu tư giành được sự ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp bao hàm các giao dịch đầu tiên, tiếp đến là các giao dịch về vốn giữa hai thực thể được liên kết chặt chẽ. Trong đó, nhà đầu tư trực tiếp được hiểu là người nắm quyền kiểm soát từ 10% vốn của một doanh nghiệp trở lên. Theo khái niệm này, có thể thấy động cơ chủ yếu của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là thông qua phần vốn được sử dụng ở nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài giành quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng nhất định trong việc quản lý doanh nghiệp. 62 Sự gia tăng của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong vài thập kỷ qua là một trong những hệ quả quan trọng nhất của tiến trình toàn cầu hóa. Ngày càng có nhiều quốc gia nỗ lực thu hút các nguồn vốn FDI dẫn đến việc cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt hơn. Các dòng vốn FDI mang lại rất nhiều lợi ích cho nước được đầu tư, một phần do tác động trực tiếp của nó đến tăng trưởng kinh tế, một phần do các tác động gián tiếp như chuyển giao bí quyết công nghệ và kỹ năng quản lý kinh doanh. Tóm lại, những tác động trực tiếp và gián tiếp của các dòng vốn FDI có thể giúp quốc gia nhận đầu tư đạt được những mục tiêu nhất định về tăng trưởng kinh tế và cải thiện những phúc lợi xã hội như tỷ lệ việc làm, chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng... Bài nghiên cứu này tập trung xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI ở phạm vi Châu Âu. Theo báo cáo của UNCTAD thống kê, xếp hạng dòng thu hút vốn đầu tư FDI theo nhóm vùng giai đoạn 2017-2018, Châu Âu là khu vực xếp thứ hai sau nhóm các nước phát triển với dòng vốn FDI thu hút lên đến 172 tỉ USD vào năm 2017 và tăng lên gấp đôi vào năm 2018 với con số 384 tỉ USD. Theo dữ liệu từ nguồn liên hợp quốc, Báo cáo đầu tư toàn cầu (2018), Thụy Điển, Hà Lan, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ý, Ireland là top 8 các nước thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khu vực Châu Âu. Đứng đầu danh sách là Hà Lan với sự thu hút dòng vốn FDI lên đến 58 tỉ USD, theo sau là Pháp và Thụy Sĩ với lần lượt 49,8 tỉ USD và 41 tỉ USD. Áp chót của top 8 nước đứng đầu châu Âu là Thụy Điển với dòng vốn đầu tư FDI là 15,4 tỉ USD. Đồng thời, 8 nước kể trên đều là những quốc gia phát triển. Dựa trên số liệu được lưu trữ tại Worldbank, GDP năm 2019 của Đức là 3,861 nghìn tỉ USD, Pháp là 2,716 nghìn tỉ USD, Ý là 2,004 nghìn tỉ USD, ... Có thể nói, đây đều là những nền kinh tế tiên phong của Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến FDI của 8 nước thuộc Châu Âu bao gồm: Thuy Điển, Hà Lan, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ý, Ireland trong giai đoạn 2000 – 2019. 63 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - bao gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi thế về khu vực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyên của đất nước, quy mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ) và (3) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I - bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế). Lợi thế về tài s ...

Tài liệu có liên quan: