Danh mục tài liệu

Một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Bích Ngân

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.28 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với thời gian và không gian nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật cùng ngôn ngữ, giọng điệu mang chất đặc trung vùng Nam Bộ trong truyện ngắn Bích Ngân là phương tiện làm sáng tỏ những khát khao hạnh phúc đời thường, những chiều sâu bản ngã của con người. Một cái tôi cá nhân, bản thể được khẳng định bằng chính những trải nghiệm và hiểu biết của phụ nữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Bích Ngân MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÍCH NGÂN Trương Thị Thu Thanh1 Tóm tắt: Ý thức phái tính và nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại nói chung,truyện ngắn Bích Ngân nói riêng là tiếng nói thức tỉnh tạo ra nhiều động lực thúc đẩysự vùng lên của phụ nữ. Họ phải tự mình dấn thân, tự mình trải nghiệm, tự mình giànhlấy tự do, hạnh phúc chính đáng. Với thời gian và không gian nghệ thuật, điểm nhìn trầnthuật cùng ngôn ngữ, giọng điệu mang chất đặc trung vùng Nam Bộ trong truyện ngắnBích Ngân là phương tiện làm sáng tỏ những khát khao hạnh phúc đời thường, nhữngchiều sâu bản ngã của con người. Một cái tôi cá nhân, bản thể được khẳng định bằngchính những trải nghiệm và hiểu biết của phụ nữ. Từ khóa: Phái tính, nữ quyền, Bích Ngân, truyện ngắn, hình thức nghệ thuật. 1. Đặt vấn đề Hạnh phúc, tình yêu, tự do và bình đẳng giới là những khát khao cháy bỏng nhấttrong lòng người phụ nữ. Vấn đề bình đẳng giới vẫn được xem là vấn đề riết róng trên tấtcả các phương diện: văn hóa, chính trị, tôn giáo, văn học, nghệ thuật. Đặc biệt về văn họcnghệ thuật, nhất là từ sau công cuộc đổi mới toàn diện đất nước năm 1986, nhiều phongtrào văn học nữ xuất hiện và phát triển về mặt số lượng lẫn chất lượng. Cùng với sự ra đờicủa văn học nữ giới là các trường phái phê bình văn học nữ quyền. Những cái tên như:“văn học nữ quyền”, “văn học mang âm hưởng nữ quyền”, “văn chương mang tính nữ”đã thu hút sự quan tâm đối với công chúng bạn đọc và các nhà nghiên cứu khoa học. Đólà dòng văn học đương đại với những tác phẩm văn học của nữ giới. Họ góp thêm tiếngnói của mình để bộc bạch những khát khao chung của phụ nữ. Họ đứng về “giới thứ hai”để bảo vệ và đòi quyền bình đẳng giới. Trong dòng chảy chung của văn học đương đạiViệt Nam, các nhà văn nữ đã thể hiện khả năng sáng tạo văn chương, thể hiện cảm quannữ giới trước những vấn đề của xã hội. Qua đó, họ muốn khẳng định tính độc đáo, đơnnhất của lối viết nữ giới. Bích Ngân là hiện tượng văn học tiêu biểu không nằm ngoàinhững nét đặc trưng ấy. Với sự mong muốn tìm hiểu nét độc đáo, đặc trưng của “lối viếtnữ” và khát khao khám phá chiều sâu bản ngã con người qua các sáng tác của Bích Ngân(chủ yếu khảo sát qua truyện ngắn); trên tinh thần hướng đến những giá trị nhân sinh vàthẩm mỹ, bằng lí luận phê bình văn học nữ quyền, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiêncứu nội dung “Một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Bích Ngân”.Bài viết bước đầu hệ thống hóa và lí giải cơ bản những vấn đề lí luận về phái tính và nữquyền trong văn hoá và trong diễn ngôn văn học. Bài viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu íchcho những ai quan tâm đến vấn đề phái tính và nữ quyền trong đời sống văn học hiện nay.1. Thạc sĩ, Trường Đại học Phú Yên82 TRƯƠNG THỊ THU THANH 2. Nội dung 2.1. Tổng quan nghiên cứu “Phái tính” xuất phát từ đặc điểm thuần sinh học của cơ thể con người còn “giớitính” lại dựa trên cấu trúc văn hoá - xã hội. Tuy nhiên về cơ bản, thuật ngữ giới tính vẫnbao hàm tiêu chí khác biệt sinh học giữa hai giới cùng với sự khác biệt do áp lực của vănhóa - xã hội. Người phụ nữ là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của trào lưu phê bình nữquyền, một bộ phận cơ bản của việc phân chia phạm trù giới. Theo học thuyết của Freud, dựa vào mặt sinh học, Freud quan niệm về sự chủđộng, chiếm lĩnh của phái nam cũng như bản tính thụ động, e thẹn, kín đáo của phái nữchủ yếu dựa vào phức cảm Oedip. Giai đoạn Oedip đánh dấu bước ngoặt trong sự thayđổi tố chất và đặc trưng tính cách của hai giới. Sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà cũngđược Jacques Lacan nghiên cứu dựa trên cấu trúc Cái tưởng tượng, Cái biểu trưng vàCái thực tồn trưởng thành về tâm lí của con người. Năm 1949, công trình Giới thứ haicủa Simone de Beauvoir ra mắt công chúng bạn đọc. Trong công trình này, Simone deBeauvoir cũng đã bàn nhiều đặc điểm sinh học về giới cũng như lịch sử hình thành xã hộinam quyền và nguyên nhân dẫn đến sự bành trướng của những uy lực văn hoá phụ thuộcấy lên cuộc đời phụ nữ. Simone de Beauvoirđã thừa nhận một thực trạng là phụ nữ yếukém hơn đàn ông về nhiều mặt. Nguyên nhân chủ yếu từ cấu tạo sinh học của cơ thể, từsự khác nhau về vai trò của hai giới trong sinh sản, về tính dục,hay từ nguyên nhân kinhtế. Nữ tính của một người phụ nữ là do toàn bộ những điều kiện kinh tế - xã hội, ý thứcxã hội, hệ tư tưởng, văn hoá, giáo dục quy định trong tiến trình phát triển lịch sử. Trongđó, người phụ nữ sống, bị bắt buộc hoặc do thiếu hiểu biết mà chấp nhận chứ không phảilà chỉ do vấn đề tính dục “On ne naît pas femme, on le devient” (Simone de Beauvoir)(tiếng Anh: “One is not born, but rather becomes, woman” - Người ta không phải sinh ralà phụ nữ, mà trở thành phụ nữ). Chủ nghĩa nữ quyền ra đời là do sự bất bìn ...