Một số quan điểm phê phán nền giáo dục truyền thống của john dewey và định hướng vận dụng trong cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 841.16 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung làm rõ sự phê phán của John Dewey đối với nền giáo dục truyền thống thể hiện ở một số nội dung sau: (1) Nội dung nền giáo dục truyền thống được xem là bất biến và việc truyền tải được thực hiện một cách nguyên xi, máy móc; (2) Nền giáo dục truyền thống mang tính áp đặt; (3) Trong nền giáo dục truyền thống, trẻ em là người học thụ động và phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức của người lớn; (4) Nền giáo dục truyền thống xem trọng nội dung của chương trình học, chưa xem người học giữ vai trò trung tâm; (5) Nền giáo dục truyền thống xem người thầy giữ vai trò quyền uy, người phân phát nội dung kiến thức cho người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quan điểm phê phán nền giáo dục truyền thống của john dewey và định hướng vận dụng trong cải cách giáo dục Việt Nam hiện nayHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0045Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 242-254This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHÊ PHÁN NỀN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CỦA JOHN DEWEY VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG CẢI CÁCH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY Đoàn Văn Re Khoa Lí luận Chính trị, Trường Đại học Tiền Giang Tóm tắt. Giáo dục và đào tạo của một quốc gia là chỉ số quan trọng nói lên trình độ phát triển của con người và mức độ chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản cho sự phát triển của xã hội, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bài viết tập trung làm rõ sự phê phán của John Dewey đối với nền giáo dục truyền thống thể hiện ở một số nội dung sau: (1) Nội dung nền giáo dục truyền thống được xem là bất biến và việc truyền tải được thực hiện một cách nguyên xi, máy móc; (2) Nền giáo dục truyền thống mang tính áp đặt; (3) Trong nền giáo dục truyền thống, trẻ em là người học thụ động và phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức của người lớn; (4) Nền giáo dục truyền thống xem trọng nội dung của chương trình học, chưa xem người học giữ vai trò trung tâm; (5) Nền giáo dục truyền thống xem người thầy giữ vai trò quyền uy, người phân phát nội dung kiến thức cho người học. Để đánh giá sự phê phán của John Dewey với nền giáo dục truyền thống, tác giả đã tập trung nghiên cứu các tác phẩm của ông về vấn đề giáo dục. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng của John Dewey. Từ khóa: giáo dục truyền thống, cải cách giáo dục, quan điểm phê phán, John Dewey.1. Mở đầu Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục và đào tạo giữmột vị trí, vai trò quan trọng. Sinh thời, Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là mộtdân tộc yếu” [1, tr.8]. Từ hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đến nay,Đảng ta luôn coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, là động lực, đòn bẩy thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội của đất nước, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” [2]. Qua 75 năm kể từ sau cáchmạng Tháng Tám năm 1945 và nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cậptừ mục tiêu, phương pháp, chương trình đến cách thức tổ chức quản lí giáo dục, v.v... thậm chílạc hậu so với nhiều nước trong khu vực, mà “nguyên nhân sâu xa của những bất cập này ở chỗNgày nhận bài: 10/2/2020. Ngày sửa bài: 11/3/2020. Ngày nhận đăng: 18/3/2020.Tác giả liên hệ: Đoàn Văn Re. Địa chỉ e-mail: dvanre@gmail.com242 Một số quan điểm phê phán nền giáo dục truyền thống của John Dewey và định hướng...nền giáo dục Việt Nam theo lối mòn của nền giáo dục Xô Viết đã bị từ bỏ, đặc trưng của nó làmô hình giáo dục truyền thống mà John Dewey đã phê phán gay gắt và đa số các nước có nềngiáo dục tiên tiến đã vượt qua” [3, tr.100]. Thật vậy, mặc dù đã liên tục cố gắng và đạt được mộtsố thành tựu nhất định, đổi mới nền giáo dục Việt Nam thời gian qua vẫn thực sự chưa mangtính hệ thống và căn bản. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phải tiến hành một cuộc “cáchmạng” từ tư tưởng đến hành động trong ngành giáo dục, phải triệt để thay đổi gốc rễ của nó. Triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng John Dewey thực sự đã tạo ra sự bùng nổ trong lĩnhvực giáo dục của nước Mĩ và châu Âu thế kỉ XX [4]. Chúng đã được vận dụng thành công ở cácnước có nền giáo dục đạt trình độ tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, HàLan, Phần Lan, Nhật, Hàn Quốc, Singapore,… Triết lí này chú trọng phát triển con người vớiphương châm nhân bản, dân chủ và hiệu quả. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1941, Vũ ĐìnhHoè (chủ nhiệm tạp chí Văn chương, chính trị và kinh tế Thanh Nghị, sau này là Bộ trưởng BộQuốc gia Giáo dục từ ngày 28/8/1945 đến ngày 2/3/1946) trong bài “Giáo dục thanh niên và nềnsơ học ở nước ngoài” có những đánh giá về ưu và hạn chế nền giáo dục của các nước [5]. Khiđề cập đến nền giáo dục Mỹ, ông đã đề cập đến phương pháp dạy học mới, một lối dạy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quan điểm phê phán nền giáo dục truyền thống của john dewey và định hướng vận dụng trong cải cách giáo dục Việt Nam hiện nayHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0045Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 242-254This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHÊ PHÁN NỀN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CỦA JOHN DEWEY VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG CẢI CÁCH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY Đoàn Văn Re Khoa Lí luận Chính trị, Trường Đại học Tiền Giang Tóm tắt. Giáo dục và đào tạo của một quốc gia là chỉ số quan trọng nói lên trình độ phát triển của con người và mức độ chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản cho sự phát triển của xã hội, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bài viết tập trung làm rõ sự phê phán của John Dewey đối với nền giáo dục truyền thống thể hiện ở một số nội dung sau: (1) Nội dung nền giáo dục truyền thống được xem là bất biến và việc truyền tải được thực hiện một cách nguyên xi, máy móc; (2) Nền giáo dục truyền thống mang tính áp đặt; (3) Trong nền giáo dục truyền thống, trẻ em là người học thụ động và phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức của người lớn; (4) Nền giáo dục truyền thống xem trọng nội dung của chương trình học, chưa xem người học giữ vai trò trung tâm; (5) Nền giáo dục truyền thống xem người thầy giữ vai trò quyền uy, người phân phát nội dung kiến thức cho người học. Để đánh giá sự phê phán của John Dewey với nền giáo dục truyền thống, tác giả đã tập trung nghiên cứu các tác phẩm của ông về vấn đề giáo dục. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng của John Dewey. Từ khóa: giáo dục truyền thống, cải cách giáo dục, quan điểm phê phán, John Dewey.1. Mở đầu Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục và đào tạo giữmột vị trí, vai trò quan trọng. Sinh thời, Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là mộtdân tộc yếu” [1, tr.8]. Từ hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đến nay,Đảng ta luôn coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, là động lực, đòn bẩy thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội của đất nước, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” [2]. Qua 75 năm kể từ sau cáchmạng Tháng Tám năm 1945 và nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cậptừ mục tiêu, phương pháp, chương trình đến cách thức tổ chức quản lí giáo dục, v.v... thậm chílạc hậu so với nhiều nước trong khu vực, mà “nguyên nhân sâu xa của những bất cập này ở chỗNgày nhận bài: 10/2/2020. Ngày sửa bài: 11/3/2020. Ngày nhận đăng: 18/3/2020.Tác giả liên hệ: Đoàn Văn Re. Địa chỉ e-mail: dvanre@gmail.com242 Một số quan điểm phê phán nền giáo dục truyền thống của John Dewey và định hướng...nền giáo dục Việt Nam theo lối mòn của nền giáo dục Xô Viết đã bị từ bỏ, đặc trưng của nó làmô hình giáo dục truyền thống mà John Dewey đã phê phán gay gắt và đa số các nước có nềngiáo dục tiên tiến đã vượt qua” [3, tr.100]. Thật vậy, mặc dù đã liên tục cố gắng và đạt được mộtsố thành tựu nhất định, đổi mới nền giáo dục Việt Nam thời gian qua vẫn thực sự chưa mangtính hệ thống và căn bản. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phải tiến hành một cuộc “cáchmạng” từ tư tưởng đến hành động trong ngành giáo dục, phải triệt để thay đổi gốc rễ của nó. Triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng John Dewey thực sự đã tạo ra sự bùng nổ trong lĩnhvực giáo dục của nước Mĩ và châu Âu thế kỉ XX [4]. Chúng đã được vận dụng thành công ở cácnước có nền giáo dục đạt trình độ tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, HàLan, Phần Lan, Nhật, Hàn Quốc, Singapore,… Triết lí này chú trọng phát triển con người vớiphương châm nhân bản, dân chủ và hiệu quả. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1941, Vũ ĐìnhHoè (chủ nhiệm tạp chí Văn chương, chính trị và kinh tế Thanh Nghị, sau này là Bộ trưởng BộQuốc gia Giáo dục từ ngày 28/8/1945 đến ngày 2/3/1946) trong bài “Giáo dục thanh niên và nềnsơ học ở nước ngoài” có những đánh giá về ưu và hạn chế nền giáo dục của các nước [5]. Khiđề cập đến nền giáo dục Mỹ, ông đã đề cập đến phương pháp dạy học mới, một lối dạy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục truyền thống Cải cách giáo dục Quan điểm phê phán John Dewey Quan điểm phê phán của John DeweyTài liệu có liên quan:
-
Chiến lược Phát triển Giáo dục phổ thông Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
6 trang 88 0 0 -
Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
164 trang 59 0 0 -
Tìm hiểu quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003: Phần 1
180 trang 51 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
6 trang 39 0 0
-
6 trang 37 0 0
-
Hướng dẫn số 6207/LS-TC-GDĐT-NVLĐTBXH
12 trang 34 0 0 -
Thông tư số 18/2012/TT-BLĐTBXH
2 trang 34 0 0 -
3 trang 34 0 0
-
10 trang 33 0 0