Những vấn đề của chính sách phân phối nhà ở, những vấn đề xây dựng vốn xây dựng nhà ở, công tác quản lý, sữa chữa và tu bổ nhà ở là những nội dung chính trong bài viết "Một số vấn đề cấp bách trong chính sách phân phối, huy động vốn xây dựng và quản lý nhà ở hiện nay". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cấp bách trong chính sách phân phối, huy động vốn xây dựng và quản lý nhà ở hiện nayXã hội học số 3 - 1985 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI HUY ĐỘNG VỐN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ Ở HIỆN NAY PHÒNG XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ I. Những vấn đề của chính sách phân phối nhà ở Trong hệ thống lưu thông phân phối hiện nay, nhà ở là một hiện vật được phân phối ngoài thù laolao động (ngoài tiền lương). Như vậy nó thuộc phạm trù phúc lợi bao gồm phúc lợi xã hội, phúc lợi tậpthể hoặc phần ngân sách hành chính sự nghiệp). Về mặt quan niệm, đây chính là điểm xuất phát dẫntới tình trạng quan liêu bao cấp và những hậu quả tiêu cực của chính sách phân phối nhà ở hiện nay. Trên phương diện lý luận, phân phối ngoài thù lao lao động có nhiệm vụ phải khắc phục nhữngnhược điểm của hình thức phân phối theo lao động, làm giảm bớt những sự khác biệt quá lớn về thunhập giữa những người lao động, bảo đảm sự bình đẳng xã hội trong phân phối. Song, mục tiêu nàychỉ đạt được trong những điều kiện nhất định. Trong những điều kiện khác, hình thức phân phối này cóthể đem lại những kết quả không mong muốn. Chính sách phân phối nhà ở của ta hiện nay là một vídụ. Vấn đề nhà ở của chúng ta có những đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới chính sáchphân phối, chẳng hạn: 1. Nhà ở là một bộ phận tài sản xã hội, tài sản quốc gia có giá trị rất lớn (đặc biệt nếu tính tổng giátrị quỹ nhà ở đã có từ trước tới nay). Hiện nay, đơn giá trung bình một mét vuông nhà ở là từ 7.000đ -9000đ. Nếu tính cả chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phục vụ, sẽ lên tới 10.000đ/m2.Nếu một gia đình được phân phối 18 - 20m2 nhà ở sẽ có một hiện vật trị giá khoảng 200.000 đồng. Đólà một tài sản lớn mà mỗi gia đình công nhân viên chức hiện nay làm việc suốt đời không dễ gì cóđược nếu không có nguồn thu nhập đặc biệt nào. Nếu coi số tiền này là khoản tiền vốn ngân hàng chovay dài hạn do làm nhà với lãi suất 3%/tháng thì mỗi tháng người được phân phối nhà sẽ phải trảkhoảng 6.000đ tiền lãi. Trong chính sách phân phối nhà ở hiện nay, toàn bộ những chi phi như vậy làdo ngân sách Nhà nước đảm nhận hoàn toàn. 2. Nếu coi nhà ở là phúc lợi thì cũng cần phải phân biệt đó là phúc lợi dùng riêng (cho cá nhân vàgia đình) chứ không phải dùng chung như các loại phúc lợi văn hóa- tinh thần khác (thư viện, côngviên, rạp hát...). 3. Hiện nay, giữa mức nhu cầu tối thiểu và khả năng đáp ứng tối đa về nhà còn cách rất xa nhau (cóthể xem là khủng hoảng nhà ở). Theo các con số điều tra và Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 3 - 198546 PHÒNG XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊdự báo, khả năng tối đa cũng chưa đủ đáp ứng 1/3 nhu cầu. Hơn nữa đó là nhu cầu rất cấp bách, nhucầu tối thiểu. Trong khi đó, toàn bộ chính sách về nhà ở hiện nay lại mang nặng tính chất quan liêu bao cấp. Biểuhiện rõ nhất của nó là: phân phối như cho không, tiền thuê nhà thấp tới mức không đủ chi phí cho hoạtđộng quản lý. Chi phí về nhà ở hầu như chưa bao giờ được hạnh toán vào trong giá thành sản phẩmcủa các đơn vị sản xuất kinh doanh. Một chính sách phân phối như vậy, tuy có cải thiện được điều kiện ở cho một bộ phận dân cư nhấtđịnh (thường là quá ít ỏi so với nhu cầu), song lại đẻ ra hàng loạt hậu quả tiêu cực không lường hếtđược. a) Nó không làm giảm bớt, mà trái lại, làm tăng sự bất bình đẳng, sự khác biệt của các cá nhân, cácgia đình, các tầng lớp dân cư trong vấn đề nhà ở, đặc biệt là giữa những người được phân phối nhà ởvà những người còn phải chờ đợi rất lâu mới có hy vọng được phân phối. Chẳng hạn, nếu một cán bộđược đề bạt thêm một hai bậc lương, trị giá vào chục đồng, song nếu được phân phối một căn hộ 20m2,30m2 hay 40m2 thì coi như có một tài sản trị giá 200 ngàn, 300 ngàn hay 400 ngàn đồng. Tính theo lãisuất ngân hàng, có thể xem như mỗi tháng họ được phụ cấp tiền nhà 6.000đ, 9.000đ hay 12.000đ. Đólà một mức chênh lệch quá lớn cần phải sớm điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Về mặt xã hội, chính sách phân phối như vậy sẽ góp phần làm phân hóa dân cư thành các nhóm cóđiều kiện ở hết sức khác nhau. Và những khác biệt trong nhà ở sẽ là một trong những nguyên nhân dẫnđến những khác biệt mang tính chất xã hội trong lối sống, mức sống. định hướng giá trị. Chẳng hạn, những người đã được phân phối nhà ở trong khi chỉ phải trả một số tiền vô cùng ít ỏi sovới thu nhập, có thể giành thời gian cho việc cải thiện các điều kiện sống khác như mua sắm tiện nghisinh hoạt, ăn mặc vui chơi, giải trí. Còn những người chưa có nhà không có hy vọng được phân phốithì đành phải tập trung phần lớn thời gian, sức lực để tự cải thiện điều kiện ở của mình bằng mọi cách.Những sự nỗ lực như vậy có thể kéo dài 5- 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Điều đó sẽ có ảnh hưởng chiphối cuộc sống hàng ngày của bản thân gia đình họ. Một số gia đình khác thì bó tay cam chịu với điều kiện ở cực kỳ khó khăn và vì thế không ngớtthan phiền trách móc Nhà nước. Song tệ hại hơn cả là những người dùng mọi thủ đoạn bằng mọi cách, dùng mọi thứ quan hệ vậtchất, cá nhân, chạy chọt để kiếm được một chỗ ở. Cũng từ đây, phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, muôn màu, muôn vẻ, những hỗn loạn không thểnào quản lý nổi trong lĩnh vực nhà ở, những than phiền thắc mắc tới những tranh chấp kiện tụng “chiếntranh” về nhà ở. b) Với cách phân phối bao cấp này, toàn bộ vốn xây dựng nhà ở bỏ ra hầu như không thu hồiđược, dù chỉ là một phần bằng mức lãi suất cho vay vốn của ngân hàng. Vì thế vốn đó cũng khôngquay vòng, không góp phần cho việc tái sản xuất ...