Một số vấn đề lý luận về việc đăng kí thành lập doanh nghiệp và pháp luật về đăng kí kinh doanh – Phần 2
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 171.70 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này cung cấp những thông tin kiến thức về pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lý luận về việc đăng kí thành lập doanh nghiệp và pháp luật về đăng kí kinh doanh – Phần 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÍ KINH DOANH – Phần 2 Nguyễn Thị Thu Na 1.1 Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 1.2.1 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp 1.2.1.1 Chủ thể thành lập Là những tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Việc thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp là quyền cơ bản của công dân được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, một số chủ thể đặc biệt sẽ không có quyền này bởi lẽ nếu họ có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước. Các trường hợp cụ thể về những đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được khái quát thành bảy nhóm đối tượng cơ bản [3]. Thứ nhất, nhóm đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. Thứ hai, nhóm đối tượng có hành vi năng lực dân sự hạn chế: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân. Thứ ba, nhóm đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra bao gồm: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho một số chủ thể khác, quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức còn bị hạn chế khi mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh [4] Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại [5]. 1.2.1.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể và được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. Khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc xác định ngành nghề kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng và mang tính quyết định của những hoạt động kinh tế sau này. Bởi lẽ, ngoài những thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường ở một số loại ngành nghề còn có thêm những yêu cầu về giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc yêu cầu về một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà luật định kể cả các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Thực tế thì trước giai đoạn đăng ký thành lập doanh nghiệp, mọi người thường đặt nhiều sự quan tâm vào các vấn đề thương mại khác của doanh nghiệp như bắt đầu nghiên cứu thị trường, lựa chọn nguồn khách hàng tiềm năng, chọn khu vực kinh doanh, ... để thiết lập mô hình kinh doanh sau này nhưng lại bỏ qua những điều kiện về ngành nghề kinh doanh [6]. Việc làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thường không được coi trọng và chỉ xem như là bước thủ tục phải làm. Nhưng, trong thực tế khi tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể nảy sinh những vấn đề pháp lý mà những người khởi nghiệp cần lưu ý. Hiện nay, trong các quy định của pháp luật về doanh nghiệp có ba loại hình ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi phải thỏa mãn thêm một số điều kiện đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là: các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định và các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. ● Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Luật Đầu tư 2014 quy định: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo an toàn trong khi hoạt động, pháp luật quy định chủ thể muốn kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó. Những yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong từng ngành nghề, trong từng lĩnh vực là khác nhau, do những cơ quan khác nhau cấp, theo một trình tự, thủ tục khác nhau, được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau. Những điều kiện này có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở, vật chấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lý luận về việc đăng kí thành lập doanh nghiệp và pháp luật về đăng kí kinh doanh – Phần 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÍ KINH DOANH – Phần 2 Nguyễn Thị Thu Na 1.1 Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 1.2.1 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp 1.2.1.1 Chủ thể thành lập Là những tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Việc thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp là quyền cơ bản của công dân được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, một số chủ thể đặc biệt sẽ không có quyền này bởi lẽ nếu họ có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước. Các trường hợp cụ thể về những đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được khái quát thành bảy nhóm đối tượng cơ bản [3]. Thứ nhất, nhóm đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. Thứ hai, nhóm đối tượng có hành vi năng lực dân sự hạn chế: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân. Thứ ba, nhóm đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra bao gồm: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho một số chủ thể khác, quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức còn bị hạn chế khi mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh [4] Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại [5]. 1.2.1.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể và được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. Khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc xác định ngành nghề kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng và mang tính quyết định của những hoạt động kinh tế sau này. Bởi lẽ, ngoài những thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường ở một số loại ngành nghề còn có thêm những yêu cầu về giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc yêu cầu về một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà luật định kể cả các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Thực tế thì trước giai đoạn đăng ký thành lập doanh nghiệp, mọi người thường đặt nhiều sự quan tâm vào các vấn đề thương mại khác của doanh nghiệp như bắt đầu nghiên cứu thị trường, lựa chọn nguồn khách hàng tiềm năng, chọn khu vực kinh doanh, ... để thiết lập mô hình kinh doanh sau này nhưng lại bỏ qua những điều kiện về ngành nghề kinh doanh [6]. Việc làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thường không được coi trọng và chỉ xem như là bước thủ tục phải làm. Nhưng, trong thực tế khi tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể nảy sinh những vấn đề pháp lý mà những người khởi nghiệp cần lưu ý. Hiện nay, trong các quy định của pháp luật về doanh nghiệp có ba loại hình ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi phải thỏa mãn thêm một số điều kiện đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là: các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định và các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. ● Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Luật Đầu tư 2014 quy định: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo an toàn trong khi hoạt động, pháp luật quy định chủ thể muốn kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó. Những yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong từng ngành nghề, trong từng lĩnh vực là khác nhau, do những cơ quan khác nhau cấp, theo một trình tự, thủ tục khác nhau, được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau. Những điều kiện này có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở, vật chấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đăng kí thành lập doanh nghiệp Pháp luật về đăng kí kinh doanh Đăng kí doanh nghiệp Đăng kí kinh doanh Chủ thể kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
Phân tích hoạt động kinh doanh (Bài tập - Bài giải): Phần 1
135 trang 223 0 0 -
Bài giảng Luật kinh doanh: Chương 2 (phần 2) - Pháp luật về chủ thể kinh doanh
14 trang 79 0 0 -
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 - PGS. TS. Lê Thị Thanh (Tái bản lần 2)
231 trang 76 0 0 -
Đề cương môn Văn hóa kinh doanh
20 trang 45 0 0 -
Giáo trình tóm tắt luật kinh tế
45 trang 35 0 0 -
Bài giảng Luật kinh tế - ThS. Bùi Huy Tùng
1076 trang 34 0 0 -
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 3 - TS. Vũ Văn Ngọc
58 trang 33 1 0 -
Bài giảng Luật doanh nghiệp Việt Nam: Bài 2 - TS. Bùi Quang Xuân
45 trang 30 1 0 -
Bài giảng Chủ thể kinh doanh: Chương 3 - Công ty TNHH 1TV - NCS.ThS. Từ Thanh Thảo
51 trang 30 1 0 -
Văn hóa luôn là 'sữa nguồn' kinh doanh
3 trang 29 0 0