Danh mục tài liệu

Một số vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 673.00 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xét theo khía cạnh sở hữu trí tuệ (SHTT), hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đánh giá dựa vào tài sản trí tuệ (TSTT) được tạo ra đạt mục tiêu về chất lượng, số lượng và khả năng thương mại hóa các TSTT đó. Bài viết làm rõ cách tiếp cận, đề xuất nội dung quản lý SHTT trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam 20 Một số vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học… MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM Khổng Quốc Minh1 Cục Sở hữu trí tuệ Tóm tắt: Xét theo khía cạnh sở hữu trí tuệ (SHTT), hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đánh giá dựa vào tài sản trí tuệ (TSTT) được tạo ra đạt mục tiêu về chất lượng, số lượng và khả năng thương mại hóa các TSTT đó. Quản lý SHTT trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giúp đạt mục tiêu đó. Tuy nhiên, cách tiếp cận và nội hàm của hoạt động quản lý SHTT trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn gây nhiều tranh cãi. Bài viết làm rõ cách tiếp cận, đề xuất nội dung quản lý SHTT trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Việt Nam. Từ khóa: Sở hữu trí tuệ; Tài sản trí tuệ; Quản lý sở hữu trí tuệ; Thương mại hóa sở hữu trí tuệ; Nghiên cứu khoa học; Phát triển công nghệ. Mã số: 22031601 SOME ISSUES ABOUT INTELLECTUAL PROPERTY MANAGEMENT IN SCIENTIFIC RESEARCH AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT IN VIETNAM Abstract: Aspects of intellectual property (IP), the effectiveness of scientific research and technological development is evaluated based on the intellectual assets created to achieve the objectives in terms of quality, quantity and commercialization of those assets. Intellectual property management in scientific research and technological development helps to achieve that target. However, the approach and content of IP management activities in scientific research and technological development are still controversial. The article clarifies the approach, proposes contents of IP management in scientific research and technology development to improve the efficiency of these activities in Vietnam. Keywords: Intellectual property; Intellectual assets; Intellectual property management; Intellectual property commercialism; Scientific research; Technological development. 1. Một số khái niệm Tài sản trí tuệ (intellectual assets) được sử dụng theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các sản phẩm trí tuệ được tạo ra từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con 1 Liên hệ tác giả: minhtrm.noip@gmail.com JSTPM Tập 11, Số 2, 2022 21 người. TSTT là một dạng tài sản vô hình. Do đặc tính vô hình (không có bản chất vật chất, không thể nhận biết sự tồn tại của nó bằng giác quan của con người) và bản chất tri thức - thông tin của tài sản trí tuệ (chúng được tồn tại dưới dạng tri thức, thông tin) nên cùng một thời điểm nhiều chủ thể có thể sử dụng tài sản trí tuệ mà không cần hành vi chiếm hữu. Vì vậy, đối với TSTT không tồn tại quyền chiếm hữu, chỉ tồn tại quyền sử dụng, định đoạt, chống lại sự tác động hay áp đặt quyền của những người khác lên TSTT. Do đó, theo nghĩa hẹp, TSTT được sử dụng với nghĩa chỉ quyền tài sản đối với các sản phẩm trí tuệ của con người đã được chủ thể xác lập quyền sở hữu hoặc theo cơ chế tự xác lập quyền khi thỏa mãn các điều kiện luật SHTT. Trong phạm vi bài viết này, TSTT được sử dụng với nghĩa hẹp, với nội hàm là các sản phẩm trí tuệ được tạo ra trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Quản lý sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Management) là thuật ngữ được sử dụng khi đề cập đến việc quản lý và tổ chức các vấn đề SHTT trong các tổ chức như doanh nghiệp, viện nghiên cứu (công hoặc tư), trường đại học và bất kỳ tổ chức nào khác tham gia vào việc tạo ra TSTT và thương mại hóa các quyền SHTT2. Theo Karuna Jaint và Vandana Sharma (2006), quản lý SHTT được sử dụng nhằm mục đích tạo ra TSTT một cách hiệu quả, bảo vệ TSTT và nhằm tăng lợi ích thu được từ việc khai thác các TSTT đó, tăng tốc độ đổi mới, do đó, cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức, đồng thời, giúp tích lũy và đảm bảo hơn nữa giá trị của danh mục sở hữu trí tuệ 3. Như vậy, quản lý SHTT được hiểu là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các vấn đề SHTT trong các tổ chức như doanh nghiệp, viện nghiên cứu (công hoặc tư), trường đại học và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác tham gia vào tiến trình tạo ra TSTT và thương mại hóa các quyền SHTT nhằm mục đích tạo ra TSTT một cách hiệu quả, bảo vệ TSTT và nhằm tăng lợi ích thu được từ việc khai thác các TSTT đó khi đặt trong các giới hạn về thời gian, chi phí, nguồn lực và môi trường. Các vấn đề SHTT được thể hiện bao gồm ở khía cạnh: tạo TSTT; quản lý danh mục đầu tư SHTT; định giá SHTT; kiểm toán SHTT; đánh giá cạnh tranh; quyết định chiến lược về việc khai thác, sử dụng TSTT. Xác lập khái niệm “Quản lý sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”: Theo cách tiếp cận và diễn giải nêu trên, quản lý SHTT trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hiểu là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các vấn đề SHTT trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm mục đích tạo ra TSTT một cách hiệu quả, bảo vệ TSTT, tăng khả năng thương mại hóa 2 Project IP4GROWTH, Intellectual Property Management: A Guide to Relevant Aspects, 2013. 3 Karuna Jaint và Vandana Sharma (2006), Intellectual Property Management System: An Organizational, Journal of latellectual Property Rights Vol 11, September 2006, pp 330-333. 22 Một số vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học… TSTT đó, theo đó, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khi đặt trong các giới hạn về thời gian, chi phí, nguồn lực và môi trường. 2. Nhận diện các vấn đề sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Vấn đề SHTT trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được sử dụng với nội hàm đề cập ...

Tài liệu có liên quan: