MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 1Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo.Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Thiền lâm thiết chủy hậu lục, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 1Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đónggóp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo.Thế thì, vua đã sống và hànhđộng theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữlục ghi lại như Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Thiền lâm thiết chủy hậu lục, Đạihương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự và Thạch thất mị ngữ hoàn toàn đã tán thất.Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ, văn và ngữ lục được chép rải rác đó đâytrong các tác phẩm Việt Nam về sau như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập,Thiền tông bản hạnh, Tam tổ thực lục v.v. và một số các tác phẩm Trung Quốcnhư Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tập v.v. Cho nên, việc nghiên cứutư tưởng vua Trần Nhân Tông không phải dễ dàng gì. Tuy nhiên, căn cứ vàonhững gì hiện còn được lưu lại, ta có thể phác họa sơ qua một số vấn đề mà vuaTrần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ.Thứ nhất, từ nhỏ vua Trần Nhân Tông đã quan tâm đến Phật giáo, nhưng khi lênnắm chính quyền, vấn đề đầu tiên là phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độclập của tổ quốc. Vì thế, có thể dễ dàng thấy rằng vua Trần Nhân Tông phải tậptrung suy nghĩ những vấn đề chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự của đất nước.Phải đưa ra được một sách lược tổng quát để có thể chiến thắng trong cuộc chiếnđấu với kẻ thù. Việc chiến đấu với kẻ thù trong hai cuộc chiến tranh giữ nước năm1285 và 1288 đã hoàn toàn thắng lợi, như đã trình bày ở trên. Thế thì, phươnglược tổng quát chỉ đạo cho hai cuộc chiến tranh đó l à gì? Câu trả lời tất nhiên làphải huy động mọi tiềm lực dân tộc cho cuộc chiến đấu. Nh ưng tiềm lực dân tộc làgì và huy động làm sao?Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của mọi người dân không phânbiệt thành phần xã hội, tuổi tác, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc. Chính xuyên qua chủtrương này, mà ta thấy trong các đội quân tiến đánh quân Nguyên của vua TrầnNhân Tông có những người thuộc dòng dõi thân vương như Trần Quang Khải,Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tung...; có những người xuất phát từ dân thường nhưPhạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái ... ; nhưng cũng có những người là nô tỳ như YếtKiêu, Dã Tượng; có những người còn rất trẻ như Trần Quốc Toản, nhưng cũng cónhững người rất già như các vị bô lão tham gia hội nghị Diên Hồng với tiếng hô“quyết chiến”; có những người thuộc các dân tộc thiểu số, như Hà Đặc, HàChương, có những đạo sĩ ngoại quốc như Hứa Tông Đạo, thậm chí có nhữngngười là tướng tá của kẻ thù như Trương Hiển... Có được một sự tập hợp rộng rãicác thành phần dân tộc khác nhau như thế phải xuất phát từ một chính sách đoànkết rộng lớn.Nhưng chính sách đoàn kết này chỉ có thể thực hiện được, khi người dân và ngườilãnh đạo đất nước có cùng chung một quyền lợi để bảo vệ và một đối tượng đểchiến đấu. Trong lời Hịch gửi tướng lĩnh, sĩ quan và binh sĩ, Trần Hưng Đạo đãthay lời Trần Nhân Tông nói rõ điểm này: “Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữbinh quyền, không có áo mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấpthì ta thăng tước, lộc ít thì ta cấp lương, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta chongựa, lúc ra quân thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười. Sovới Công Kiên đãi đám tỳ tướng, Ngột Lang đãi kẻ phụ tá, nào có kém gì? Naycác ngươi ngồi nhìn chúa nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biếtthẹn, làm tướng triều đình đứng hầu quân mọi mà không biết tức, nghe nhạc tháithường đãi yến sứ ngụy mà không biết giận.Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui. Có kẻ lấy việc đánh bạc làm thú. Có kẻ chăm lovườn ruộng cung phụng gia đình. Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ.Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước việc quân. Có kẻ ham trò săn bắnmà nhác tập công tập thủ. Có kẻ thích r ượu ngon. Có kẻ mê hát nhảm. Nếu bấtchợt giặc Mông thát tràn sang, thì cựa gà trống không đủ đâm thủng giáp giặc,mẹo cờ bạc không đủ làm mưu nhà binh, vườn ruộng giàu không đủ chuộc tấmthân ngàn vàng, vợ con lắm không đủ sung dụng việc n ước, của cải nhiều khôngđủ mua được đầu giặc, chó săn khỏe không đủ đuổi được bọn thù. Rượu ngonkhông đủ để làm giặc say chết, hát hay không đủ để giặc điếc tai.Lúc bấy giờ, chúa tôi nhà ta đều cùng bị bắt, đau xót biết chừng nào. Không chỉthái ấp của ta bị mất, mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về kẻ khác; không chỉ giaquyến ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; không chỉ xã tắc tổtông ta bị kẻ khác dày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi bị kẻ khác bới đào;không chỉ thân ta kiếp này bị nhục dù đến trăm năm sau tiếng nhơ không rửa tênxấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bạitrận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng”.Trần Hưng Đạo đã vạch ra sự thống nhất quyền lợi giữa những người lãnh đạo đấtnước và những ngườ ...
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 1
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 134.30 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài hoa vua Trần các vị vua đời trần phong kiến việt nam tài liệu lịch sử văn học đời trầnTài liệu có liên quan:
-
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 48 0 0 -
PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM _2
8 trang 40 0 0 -
20 trang 39 0 0
-
Năm linh vật trong văn hóa Trung Hoa
5 trang 37 0 0 -
Lịch sử Thanh Hóa - Phủ Tĩnh Gia
6 trang 37 0 0 -
Tiểu luận: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG
21 trang 36 0 0 -
Lê Văn Khôi và cuộc nổi dậy ở thành Phiên An (1833-1835) _2
5 trang 35 0 0 -
Lý thuyết và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
17 trang 34 0 0 -
7 trang 33 0 0