Danh mục tài liệu

Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học viên trường Đại học An ninh Nhân dân

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học viên trường Đại học An ninh Nhân dân trình bày các nội dung chính sau: Đạo đức và các chức năng của đạo đức; Đặc điểm của học viên Đại học An ninh Nhân dân; Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học viên Đại học ANND.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học viên trường Đại học An ninh Nhân dân MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN Hà Trọng Thà11. Đạo đức và các chức năng của đạo đức Theo từ điển Triết học, “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội,một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọilĩnh vực đời sống xã hội… Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu lợi íchcủa xã hội, hoặc của các giai cấp biểu hiện dưới những hình thức, những quy định vànhững sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận và đã thành hình một cách tự phát,được củng cố bằng sức mạnh của tấm gương của quần chúng, của thói quen, phongtục, dư luận xã hội…”2 Đạo đức có các chức năng: chức năng nhận thức, chức năng điều chỉnh, chứcnăng giáo dục. Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận thức và tự nhận thức, bởi vìnhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhận thức hướngngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình cánhân đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tựnhận thức là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hànhvi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Bằng hai quá trìnhnhận thức ấy, con người đi đến sự nhận biết, phân biệt những giá trị: đúng sai, tốt xấu,thiện ác,… hướng tới giá trị bao quát đó là cái chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này màchủ thể hình thành và phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống của mình. Chức năng điều chỉnh của đạo đức thể hiện đạo đức điều chỉnh hành vi của conngười bằng lương tâm và dư luận xã hội. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức là hành vicá nhân qua đó điều chỉnh quan hệ cá nhân với cộng đồng. Mục đích điều chỉnh hànhvi của đạo đức nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân. Cáchthức điều chỉnh của đạo đức được biểu hiện qua sự lựa chọn giá trị đạo đức; xác địnhphương án cho hành vi bởi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềmtin, lý tưởng, tình cảm đạo đức, kiểm soát, uốn nắn hành vi bởi lương tâm và dư luậnxã hội. Hành vi đạo đức của con người có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hộirất rõ rệt. Những hành vi vi phạm đạo đức của mỗi công dân trong xã hội đều gây một1 ThS - Giảng viên chính, Trường Đại học ANND2 Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, tr. 156-157. 162tác hại nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hành viphù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại. Chức năng giáo dục của đạo đức bao hàm cả giáo dục và tự giáo dục. Chức nănggiáo dục của đạo đức là để hình thành những quan điểm cơ bản nhất, những nguyêntắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho con người; nó còn giúp con người có khả nănglựa chọn, đánh giá các hiện tượng xã hội; từ đó con người tự điều chỉnh hành vi củamình để không ngừng hoàn thiện. Chức năng giáo dục đóng vai trò rất quan trọngtrong việc hình thành nhân cách con người. Đạo đức không chỉ đóng vai trò điềuchỉnh ý thức và hành vi của con người mà còn có tác dụng cảm hóa con người, giúpcon người nhận thức và hoạt động theo lẽ phải, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa ngườivà người. Các chức năng của đạo đức quy định vai trò to lớn của đạo đức trong việcduy trì trật tự, bình ổn và phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thìđạo đức càng đóng vai trò quan trọng; thậm chí nó có thể nắm vai trò điều khiển xãhội, thay thế chức năng quản lý của con người bằng pháp luật khi xã hội đạt đến trìnhđộ văn minh cao. Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm đạo đức như sau: Đạo đức làmột hình thái ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực xãhội, nhờ đó con người tự giác đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình trong các quanhệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội cho phù hợp với lợi ích, hạnhphúc của con người và sự tiến bộ xã hội.2. Đặc điểm của học viên Đại học An ninh nhân dân Trước hết, học viên trường Đại học An ninh nhân dân cũng có những đặc điểmchung của lứa tuổi thanh niên như sinh viên các trường đại học khác, đó là: Sinh viên là lớp người nằm trong giai đoạn hoàn thiện về thể chất, trí tuệ và đạođức, có những đặc điểm tâm, sinh lý đặc trưng của lứa tuổi. Về sinh lý, tuổi sinh viênlà lứa tuổi có sự phát triển hoàn thiện về thể chất. Sự hoàn thiện về thể chất thể hiện ởsự cân đối giữa chiều cao và trọng lượng, sự hoàn thiện về hệ xương, hệ cơ, hệ tuầnhoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục. Sự trưởng thành về thể chất của sinh viên cho phéphọ có đủ sức khỏe để tiến hành đồng thời nhiều hoạt động học tập, lao động, thể thao,vui chơi, giải trí và các hoạt động xã hội khác một cách thoải mái. Trong cuộc ...

Tài liệu có liên quan: