
Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC NHÓM LỢI ÍCH Ths. Võ Thị Hòa Loan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi mục đích sử dụng ĐNN. 1.1. Khái niệm ĐNN và chuyển đổi MĐSD ĐNN 1.1.1.1. Khái niệm ĐNN: ĐNN là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp và còn được gọi là ruộng đất. 1.1.1.2. Khái niệm chuyển đổi MĐSD ĐNN: Chuyển đổi MĐSD đất là sự thay đổi về MĐSD của đất. Chuyển đổi MĐSD ĐNN là phạm trù hẹp hơn, tuy cũng chỉ sự thay đổi về MĐSD của đất, nhưng đó là mục đích của ĐNN này sang mục đích nông nghiệp khác hoặc từ ĐNN sang đất phi nông nghiệp. Chuyển đổi mục đích sử dụng ĐNN còn được hiểu theo các góc độ về mặt pháp lý, về kinh tế tổ chức…Về mặt pháp lý, chuyển đổi MĐSD ĐNN là thay đổi MĐSD đất theo quy hoạch sử dụng đất, được duyệt bằng quyết định hành chính. Về mặt kinh tế, đất được sử dụng vào tất cả các hoạt động kinh tế và đời sống kinh tế xã hội. 1.1.2. Cơ sở khoa học của chuyển đổi MĐSD ĐNN 1.1.2.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi MĐSD ĐNN (1) Yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có cả ngành nông nghiệp (giao thông, thủy lợi); các nhu cầu phát triển đô thị và văn hóa xã hội. (2) Do sự phát triển của ngành nông nghiệp đã cho phép chuyển ĐNN sang các hoạt động phi nông nghiệp. 1.1.2.2. Cơ sở khoa học của chuyển đổi MĐSD ĐNN - Lý luận về địa tô với vấn đề chuyển đổi MĐSD đất: Từ khái niệm và bản chất của địa tô, kết luận sự chiếm hữu địa tô là hình thức kinh tế mà quyền sở hữu đất đai dựa vào đó để thực hiện. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để xem xét tới mối tương quan giữa sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp hay phi nông nghiệp và chuyển đổi mục đích giữa chúng. - Lý luận về lợi thế so sánh với vấn đề chuyển đổi mục đích ĐNN: chúng ta có thể xem xét các loại về lợi thế tuyệt đối, so sánh, cạnh tranh và cho rằng: Nghiên cứu về lợi thế, không chỉ xem xét trong chuyên môn hóa sản xuất ở mỗi quốc gia mà còn là cơ sở để xem xét xác định lợi thế và khai thác lợi thế của từng địa phương và cơ sở kinh doanh của các địa phương, trong đó lợi thế về đất đai. 1.1.3. Tổ chức và quản lý quá trình chuyển đổi MĐSD ĐNN Xét dưới góc độ tổ chức và 575 quản lý, chuyển đổi mục đích là quá trình với các căn cứ và các nội dung cụ thể sau đây (1) Quy hoạch sử dụng đất nói chung, ĐNN nói riêng; (2) Xây dựng các luận chứng chuyển đổi MĐSD ĐNN. Các luận chứng chuyển đổi MĐSD đất có thể được xây dựng thành các đề án hay dự án; (3) Phê duyệt các phương án chuyển đổi MĐSD ĐNN. Phê duyệt chuyển đổi MĐSD đất gồm các đơn, luận chứng chuyển đổi và bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của người xin Chuyển đổi MĐSD đất; bản và cam kết theo quy định về điều kiện chuyển đổi MĐSD đất. (4) Tổ chức các phương án chuyển đổi MĐSD ĐNN: Sau khi các đề án, dự án chuyển đổi mục đích được phê duyệt, các nội dung của tổ chức chuyển đổi MĐSD đất được triển khai. (5) Tổ chức khai thác đất sau chuyển đổi mục đích. Chuyển đổi MĐSD ĐNN sang mục đích phi nông nghiệp thường có sự thay đổi chủ sử dụng và có sự điều tiết lợi ích tăng thêm. 1.2. Tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến các nhóm lợi ích 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về nhóm lợi ích và lợi ích nhóm 1.2.1.1. Khái niệm về nhóm lợi ích và lợi ích nhóm - nhóm lợi ích được hiểu là tập hợp người có cùng mục đích, chí hướng, có những vị thế hoặc sở hữu những điều kiện nguồn lực nhất định, họ có những lợi ích chung từ chí hướng, mục đích hay vị thế và sở hữu những điều kiện tạo ra những lợi ích đó. - Khái niệm về lợi ích nhóm: Lợi ích nhóm được hiểu là lợi ích của nhóm người; theo nghĩa cổ điển lợi ích này có được nhờ tìm cách tác động lên chính quyền hoặc khai thác sự đa nghĩa trong một số điều khoản luật để giành lấy mục đích và theo nghĩa hiện đại và theo tác giả luận án là những lợi ích được hình thành cho nhóm người dựa trên các cơ sở về vị thế xã hội, sở hữu nguồn lực hay do triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu, chí hướng đã xác định chung. 1.2.1.2. Phân loại nhóm lợi ích và lợi ích nhóm - Phân loại nhóm lợi ích: Phân theo quy mô, nhóm lợi ích có thể được phân thành các cấp độ: tập thể, quốc gia và liên quốc gia. Theo vai trò trong điều tiết lợi ích: Nhóm lợi ích được phân thành 2 nhóm, nhóm điều tiết lợi ích và nhóm chịu sự điều tiết lợi ích. - Phân loại lợi ích nhóm: Về lợi ích nhóm, có thể phân theo quy mô lợi ích, theo loại lợi ích. Quy mô lợi ích nhóm cũng phân thành lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia và lợi ích liên quốc gia. Đối với loại lợi ích, căn cứ vào tính chất của loại lợi ích phân thành, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần. Căn cứ vào thời gian tồn tại của lợi ích phân thành lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài. 1.2.2. Cơ sở khoa học của quan hệ giữa chuyển đổi mục đích ĐNN với lợi ích nhóm 576 1.2.2.1. Thay đổi chủ thể sử dụng đất khi chuyển đổi MĐSD đất và thay đổi lợi ích nhóm - Chủ thể sở hữu và sử dụng ĐNN: Lịch sử biến đổi các quan hệ đất đai cho thấy, ĐNN có thể thay đổi quyền sở hữu theo các chủ thể khác nhau. - Chủ thể sử dụng ĐNN chuyển đổi mục đích: Phần ĐNN chuyển đổi mục đích trong nội bộ các chủ thể nông nghiệp thường không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất. Đối với chuyển đổi mục đích từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp việc thay đổi chủ thể sử dụng ĐNN là tất yếu. Bởi vì, việc chuyển đổi đó diễn ra ở phần đất của nhiều chủ thể nông nghiệp. Đặc biệt khi MĐSD thay đổi, tổ chức khai thá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đất nông nghiệp Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Hoạt động phi nông nghiệp Quy hoạch sử dụng đấtTài liệu có liên quan:
-
8 trang 349 0 0
-
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
113 trang 322 1 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong (phần 2)
15 trang 305 0 0 -
19 trang 279 0 0
-
Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam – Báo cáo chứng minh khái niệm
113 trang 263 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 225 0 0 -
Ứng dụng mô hình hệ hỗ trợ ra quyết định trên nhóm vào quản lý tài nguyên đất
6 trang 192 0 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong
38 trang 184 0 0 -
Người Việt từng quy hoạch đô thị chẳng kém ai
4 trang 182 0 0 -
Hướng dẫn lồng ghép môi trường trong Quy hoạch sử dụng đất
15 trang 162 0 0 -
33 trang 136 0 0
-
11 trang 133 0 0
-
Đề cương: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
7 trang 131 0 0 -
6 trang 130 0 0
-
Quy định pháp luật về giá đất đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
14 trang 127 0 0 -
Bài giảng Cơ bản về quy hoạch sử dụng đất: Đất đai và vai trò của nó - Võ Thanh Phong (phần 2)
16 trang 124 0 0 -
Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg
5 trang 115 0 0 -
10 trang 101 0 0
-
16 trang 97 0 0
-
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Cơ cấu quy hoạch - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng
34 trang 97 0 0