Danh mục tài liệu

Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.03 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội" làm rõ đặc điểm của hình phạt và việc quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội, nhằm để cho chính họ cũng như gia đình, nhà trường và xã hội thấy được hậu quả pháp lý phải gánh chịu đối với người phạm tội ở độ tuổi này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 16 ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI Phạm Thị Thùy Dương, Nguyễn Trần Lan Vy, Nguyễn Thị Hải Yến, Vũ Thị Minh Thư Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng ThắmTÓM TẮTNgười từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộluật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định khác. Và ở những độ tuổi khác nhau thì sẽáp dụng những chế tài khác đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi. Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18tuổi phạm tội ở Việt Nam, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về hậu quảpháp lý mà họ phải gánh chịu, mà cụ thể là các hình phạt được áp dụng đối với họ. Việc lựa chọn đề tài“Một số vấn đề về quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội” để làm rõđặc điểm của hình phạt và việc quy định hình phạt đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội,nhằm để cho chính họ cũng như gia đình, nhà trường và xã hội thấy được hậu quả pháp lý phải gánh chịuđối với người phạm tội ở độ tuổi này.Từ khóa: dưới 18 tuổi, đủ 16 tuổi, hình phạt, tội phạm, trách nhiệm hình sự.1. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, tội phạm hình sự có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ người phạm tội dưới 18 tuổi ngày càng tăng. Ngườitừ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội đã gần như phổ biến ở Việt Nam với những nguyên nhân, động cơ vàmục đích khác nhau. Nhiều người thắc mắc rằng đối tượng này khi vi phạm các tội đặc biệt nghiêm trọngmà không sợ bị áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình thì liệu có dẫn đến hệ quả vi phạm pháp luậtkhác hay không, người phạm tội ở độ tuổi này có đáng được hưởng khoan hồng và giáo dục cải tạo nhưluật pháp ở Việt Nam đã quy định hay cần có hình phạt thích đáng dành cho họ. Có nên áp dụng hìnhphạt tù chung thân hoặc tử hình đối với họ để ngăn ngừa đối tượng phạm tội này gia tăng. Và nếu quyđịnh “áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình đối với người từ 16 đến 18 tuổi phạm tội” liệu có phùhợp về đạo đức, pháp luật và sự phát triển về thể chất tinh thần của chủ thể phạm tội ở độ tuổi này haycác chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra. Để có thể giải đáp những vấn đề đó, chúng tacần nhận thức rõ các hình phạt áp dụng đối với họ, cũng như cần nắm rõ được các đặc điểm về hình phạtđược áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội.2. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 16 ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI2.1 Khái niệmTheo Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Khái niệm hình phạt: “Hìnhphạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa 1700án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chếquyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.Theo Điều 31 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về mục đích của hình phạt thì“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thứctuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhânthương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. Theo điều luật này, hìnhphạt có mục đích trừng trị những người phạm tội. Trừng trị ở đây có nghĩa là tước đi quyền lợi và lợi íchnhất định về mặt vật chất hoặc tinh thần, ví dụ: quyền tự do đi lại và cư trú; hạn chế quyền lao động(Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019) ... Giáo dục những người phạm tội trở thành người làm ăn lương thiện,có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đây là quá trình nhằm làmthay đổi những quan điểm, nhận thức không đúng đắn của người phạm tội, làm cho họ hiểu được nhữngsai trái, lỗi lầm và tính chất tội phạm của hành vi do họ gây ra, cải tạo các thói quen, hành động sai tráiđã hình thành ở người phạm tội.Quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự,việc Tòa án lựa chọn hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng vớingười chưa thành niên phạm tội. Để căn cứ quyết định chính xác, khách quan hình phạt thì Điều 50 Bộluật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về căn cứ quyết định hình phạt: “cân nhắc tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảmnhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.Trong pháp luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm những người đã đủ 14tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật Hình sự quy định là tộiphạm. Căn cứ theo khoản 1, ...

Tài liệu có liên quan: