Danh mục tài liệu

Một số ý tưởng tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhân sự ngành Tài chính

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 76.50 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời đại ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề toàn cầu mang tính đa dạng, đa chiều, nhưng không có một mẫu số chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Cải cách hành chính là quá trình thay đổi, cải tiến mang tính cơ bản và hệ thống đối với nền hành chính nhà nước, bao gồm: Thể chế hành chính nhà nước cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tùy theo điều kiện cụ thể......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý tưởng tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhân sự ngành Tài chínhMột số ý tưởng tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vựcquản lý nhân sự ngành Tài chính Trong thời đại ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề toàn cầu mang tính đa dạng, đachiều, nhưng không có một mẫu số chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Cảicách hành chính là quá trình thay đổi, cải tiến mang tính cơ bản và hệ thống đối vớinền hành chính nhà nước, bao gồm: Thể chế hành chính nhà nước cơ cấu tổ chức vàcơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước và trong từng thời kì, nội dung cảicách hành chính có phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của côngtác cải cách hành chính vẫn là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vữngmạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Một nền hànhchính nhà nước tốt là yếu tố quan trọng, đảm baỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ổnđịnh và bền vững. Do vậy, có thể nói cải cách hành chính là công tác được tiến hànhthường xuyên và liên tục ở tất cả các nước. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ!Ở Việt Nam, cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của công cuộc xây dựngvà hoàn thiện Nhà nước. Đó là vì: Nền hành chính là hệ thống tổ chức và định chếthực thi quyền hành pháp. Với một nhà nước mạnh, một cơ chế quản lí nhà nước hiệuquả thì cả 3 hệ thống Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp đều hoạt động tốt, phân công,phối hợp rõ ràng. Trong đó, Hành pháp chiếm một vị trí cực kì quan trọng, đảm bảocho các văn bản Luật, Nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống một cách hiệu lực vàhiệu quả. Hành pháp có cơ cấu tổ chức lớn nhất trong toàn thể bộ máy nhà nước, lànơi tập trung nhất những ưu điểm cũng như những khuyết nhược hiện có của Nhànước.Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóaVII) đã đề ra phương hướng vànội dung cải cách hành chính nhà nước. Đại hội IX của Đảng đã bổ sung nội dung cảicách hành chính nhà nước ta, bao gồm: - Cải cách thể chế hành chính nhà nước - Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Cải cách công vụ và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính - Cải cách Tài chính công. Trong đó lấy cải cách thủ tục hành chính làm đột phá khẩu cho công cuộc cải cáchhành chính ở Việt Nam. Cùng với các Bộ, ngành và các địa phương, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và BanChỉ đaọ Cải cách hành chính nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã hoạch định và triểnkhai các kế hoạch cải cách hành chính trong toàn ngành Tài chính, góp phần nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về Tài chính nói riêng, quản lí kinh tế- xã hội nóichung. Trong năm 2006, Bộ Tài chính trực tiếp chủ trì hoặc tham gia tích cực trongviệc xây dựng mới và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng đòi hỏi nềnkinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Bộ đã tập trungvào các nội dung cải cách tài chính công, như: xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chínhsách nhằm khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáodục, khoa học, thể thao các cơ chế khai thác nguồn lực từ đất đai sửa đổi một số luậtThuế, Hải quan theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào kinhdoanh. Trong công tác cải cách thể chế, Bộ đã chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tụchành chính, thực hiện đơn giản hóa công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong cáccơ chế, chính sách tài chính đối với đất đai, hải quan, thuế, quản lí cấp phát, thanhtoán vốn đầu tư. Cụ thể: đến ngày 27/12/2006, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội thông qua 02 Luật trìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành: 09 Nghị định, 17 Quyết định, 02 chỉ thị đãtrình và chuẩn bị được ban hành: 01 dự án Luật, 01 Nghị quyết, 19 Nghị định, 18Quyết định, 2 đề án, đạt tỷ lệ 94% kế hoạch đăng kí với Chính phủ. Cơ cấu tổ chức của ngành đã được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, giảm bớt cáctầng nấc trung gian. Thực hiện tốt nguyên tắc một chức năng giao cho một đầu mốiquản lí, loại bỏ cơ bản sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộcBộ, nhằm giảm đầu mối công việc và phân định rõ chức năng tham mưu với chứcnăng quản lí, thực thi chính sách. Để chấn chỉnh kỉ cương, kỉ luật, Bộ đã có Chỉ thị04/2006/CT-BTC ngày 18/10/2006 về việc chấn chỉnh kỉ cương, kỉ luật trong cải cáchhành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Vì vậy, việc chấp hành kỉcương, kỉ luật hành chính, quy chế làm việc của cơ quan Bộ đã có nhiều tiến bộ. Bộđang nghiên cứu áp dụng các quy trình giải quyết công việc của hệ thống quản lí chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO. Đây thực sự là một bước tiến trong việc công khai, minhbạch, làm rõ quyền hạn, trách nhiệm trong xử lí công việc đảm bảo nguyên tắc làmviệc theo quy chế, xử lí công việc theo quy trình. Bên cạnh đó, Cơ quan Bộ đangnghiên cứu thực hiện cơ chế một cửa đối với cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan,đơn vị đến công tác tại cơ quan Bộ. Riêng đối với hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạcnhà nước, cơ chế một cửa đã được áp dụng 2 năm qua ở nhiều khâu công việc quảnlí thu NSNN và thanh toán vốn, trái phiếu chính phủ. Công tác quy hoạch, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcnhằm nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mớiđã có những bước cải cách quan trọng trong ngành về các khâu quản lí nhân sự như:thi tuyển công chức, tổ chức đánh giá cán bộ công chức hàng năm, đào tạo cán bộ,công chức theo ngạch và theo chức vụ, tổ chức các lớp đào tạo và rèn luyện kĩ năngquản lí,... Bộ đã ban hành được những tiêu chuẩn cầnxâyvà những điều cần chốngđối với công chức, viên chức ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước Đang tiếnhành nhân rộng và nghiên cứu, áp dụng đối với các đơn vị khác. Những biện pháp cải cách hành chính trên đã tạo cho ngành Tài chính có diện mạomới, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng ca ...