Danh mục tài liệu

Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.50 MB      Lượt xem: 68      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi. Điều tra cắt ngang 290 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy tuổi càng cao nguy cơ có rối loạn dáng đi càng tăng. So với nhóm từ 60 – 69 tuổi, nhóm 70 - 79 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 2,15 lần, nhóm 80 – 90 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 12,39 lần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN DÁNG ĐI VÀ THĂNG BẰNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI Hồ Thị Kim Thanh1,2, Hoàng Thị Phương Nam2 1 Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Lão khoa Trung ương Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi. Điều tra cắt ngang 290 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy tuổi càng cao nguy cơ có rối loạn dáng đi càng tăng. So với nhóm từ 60 – 69 tuổi, nhóm 70 - 79 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 2,15 lần, nhóm 80 – 90 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 12,39 lần. Không nhận thấy mối liên quan giữa giới tính và BMI đến rối loạn dáng đi. Rối loạn giấc ngủ và giảm thị giác, thính giác làm tăng nguy cơ rối loạn dáng đi (OR tương ứng là 5,51; 3,46; 3,63).Số điểm đánh giá suy giảm nhận thức càng thấp mức độ rối loạn dáng đi càng cao. Những bệnh nhân có teo cơ, hạ huyết áp tư thế, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, rối loạn tiền đình, đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ rối loạn dáng đi tương ứng là 6,28; 11,6; 2,56; 17,75; 4,37; 1,77 lần. Số bệnh mắc phải, số thuốc phải dùng càng lớn tỷ lệ rối loạn dáng đi càng tăng. Như vậy cần có sự điều chỉnh toàn diện để điều trị các yếu tố nguy cơ và phòng tránh ngã. Từ khóa: rối loạn dáng đi và thăng bằng, người cao tuổi, ngã I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện tượng ngã thường gặp ở người cao huyết áp tư thế đứng (9%). Đột quỵ là nguyên tuổi, gây nhiều hậu quả như gãy xương, chấn nhân thần kinh phổ biến nhất. Có nhiều phương pháp đánh giá rối loạn dáng đi và thương, kích hoạt đợt cấp của bệnh, giảm vận động sau ngã, mất độc lập trong hoạt động, tâm lý sợ hãi và giảm chất lượng sống [1]. Nguy cơ cao nhất gây ngã là do rối loạn dáng đi, thăng bằng [2]. Rối loạn dáng đi do nhiều nguyên nhân gây ra, thường được chia làm 2 nhóm do thần kinh và không do thần kinh [3; 4; 5]. Trong nhóm các nguyên nhân không do thần kinh thường gặp viêm khớp hoặc biến dạng khớp, bệnh tim, bệnh phổi mạn tính và bệnh mạch máu ngoại vi. Trong một nghiên cứu tỷ lệ rối loạn dáng đi và thăng bằng gặp ở 75% bệnh nhân lớn tuổi [6]. Trong nghiên cứu này bệnh nhân tự báo cáo gặp khó khăn trong đi bộ, hầu hết do viêm khớp (37%) và hạ Địa chỉ liên hệ: Hồ Thị Kim Thanh, Bộ môn Lão khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Email: thanhhokim@hmu.edu.vn Ngày nhận: 30/11/2016 Ngày được chấp thuận: 26/2/2017 116 thăng bằng cho người cao tuổi nhưng thang điểm Tinetti được sử dụng phổ biến. Thang điểm gồm 9 mục đánh giá thăng bằng (tối đa 16 điểm), 7 mục đánh giá dáng đi (tối đa 12 điểm), tổng điểm là 28 điểm [4]. Thời gian thực hiện khoảng 10 phút, đơn giản, dễ thực hiện và ít có khác biệt trong nhận định và đánh giá triệu chứng của các nhân viên y tế khác nhau là những ưu điểm nổi trội của việc sử dụng bảng điểm Tinetti trong thực hành lâm sàng. Các bác sĩ chẩn đoán được rối loạn dáng đi và tìm được nguyên nhân sẽ giúp ngăn ngừa các rối loạn chức năng, hạn chế tình trạng mất độc lập, làm giảm nguy cơ ngã và tử vong do ngã của bệnh nhân [7; 8]. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm: tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. TCNCYH 106 (1) - 2017 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP + Suy giảm nhận thức nhẹ: 20 - 23 điểm. + Suy giảm nhận thức vừa: 14 - 19 điểm. 1. Đối tượng + Suy giảm nhận thức nặng: 0 - 13 điểm. Tiêu chuẩn lựa chọn - Đánh giá rối loạn dáng đi và thăng bằng, Bệnh nhân trên 60 tuổi, còn khả năng đi nguy cơ ngã thông qua bảng điểm Tinettii, lại. Lấy mẫu ngẫu nhiên từ các khoa phòng chẩn đoán có rối loạn dáng đi khi điểm thành phần dáng đi < 9 điểm. điều trị nội trú trong vòng 1 tuần từ khi nhập viện. Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Xử lý số liệu: bằng chương trình SPSS phiên bản 15.0. 3. Đạo đức nghiên cứu Bệnh nhân có thị lực < 1/10, hoặc đếm ngón tay dưới 1 m ở 1 hoặc 2 mắt. Nghiên cứu tuân thủ các qui tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Các đối tượng 2. Phương pháp: dịch tễ học mô tả, cắt ngang. nghiên cứu đồng thuận tham gia và có thể rút - Bệnh nhân được khám và làm bệnh án về đối tượng cũng như kết quả nghiên cứu lui bất kỳ khi nào nếu không đồng ý. Thông tin nghiên cứu theo mẫu thống nhất. - Khai thác tiền sử ngã, tiền sử mắc các được bảo mật theo qui định. bệnh mạn tính có liên quan đến rối loạn dáng III. KẾT QUẢ đi và thăng bằng. Điều tra 290 người cao tuổi nhập viện điều - Khám nội khoa tổng thể, thị giác, thính giác, làm các xét nghiệm, thăm dò tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, có 210 người có rối loạn dáng đi (72,4%). Tuổi trung bình của nhóm có rối loạn dáng - Bệnh nhân được làm test MMSE (MiniMental State Examination) để đánh giá suy giảm nhận thức. đi cao hơn nhóm không có rối loạn dáng đi, sự khác biệt c ...

Tài liệu có liên quan: