Danh mục

Một Thoáng Phù Tang - 3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.05 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đứng nhìn từ xa, cái vòm đá này như bao trọn tòa nhà bị bom ở phía xa xa, như che chở những linh hồn vô tội. Trong vòm đá người ta khắc một hàng chữ Nhật để tưởng nhớ cũng như để nhắn nhủ đến hàng trăm ngàn vong linh chết oan ức: "Xin hãy ngủ yên, vì lỗi lầm này sẽ không bao giờ lập lại".Hình 6: Vòm tưởng niệm Trong cái lạnh cuối Thu, Công viên Hòa bình vẫn không vắng người. Hàng ngàn khách tham quan từ các nơi trên thế giới, những đoàn học sinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Thoáng Phù Tang - 3không cao lắm (Hình 6). Đứng nhìn từ xa, cái vòm đá này như bao trọn tòa nhà bịbom ở phía xa xa, như che chở những linh hồn vô tội. Trong vòm đá người ta khắcmột hàng chữ Nhật để tưởng nhớ cũng như để nhắn nhủ đến hàng trăm ngàn vonglinh chết oan ức: Xin hãy ngủ yên, vì lỗi lầm này sẽ không bao giờ lập lại.Hình 6: Vòm tưởng niệmTrong cái lạnh cuối Thu, Công vi ên Hòa bình vẫn không vắng người. Hàng ngànkhách tham quan từ các nơi trên thế giới, những đoàn học sinh tiểu học, trung họctừ mọi miền đất nước nườm nượp kéo về đây. Một nhóm học sinh mặc đồng phụcchỉnh tề tay cầm một tập sách nhỏ, đứng trước tượng đài tưởng niệm Thiếu nhi tửnạn vì bom. Tôi khẽ nhìn vào tập sách dày trên dưới 20 trang, thì ra đó là tập lịchtrình tham quan, bài ca, tư liệu học tập và bài tập được thầy cô chuẩn bị chochuyến đi. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các cháu cúi đầu mặc niệm, sau đóđồng ca một bài tưởng niệm và tung hô hòa bình thế giới với tiếng nhạc đệm phátra từ một máy cassette gần đó. Một cháu đại diện nhóm bước ra nói cảm tưởng củamình, sau đó là bài diễn văn ngắn của thầy hướng dẫn nói về ý nghĩa của chuyếnđi. Mọi người đều trầm ngâm, không một tiếng nói chuyện cười đùa. Cuối cùng,các cháu mang những con hạc giấy origami xếp sẵn biểu tượng cho hòa bình đượckết lại nhiều chùm đặt dưới tượng đài. Một buổi lễ ngắn nhưng thật là cảm động,đầy ý nghĩa.Trong Nhà Bảo tàng, hiện vật do hậu quả bom nguyên tử gây ra được trưng bàyvới lời giải thích tỉ mỉ và những hình ảnh kinh hoàng gây trên cơ thể con ngườikhiến người xem không cầm được nước mắt hay phải nhắm mắt bỏ ra ngoài. Từtrung tâm bom nổ đến phạm vi bán kính 1 km, người ta chết tức khắc vì sức nóng.Nhiệt tỏa ra từ quả bom nóng đến độ làm mềm gốm sứ và tan chảy kim loại trongvòng bán kính 600 - 700 m. Ta có thể đoán sức nóng ít nhất phải trên 1000 °C.Toàn thể những tài liệu hướng dẫn, lời ghi chú, giải thích ở Nhà Bảo tàng, tôikhông thấy xuất hiện những ngôn từ mang tính chất khiêu khích, hiếu chiến nhưtội ác, hận thù, đế quốc hay xâm lược.Tôi chú ý đến bức hình của Albert Einstein chụp chung với nhà vật lý người Mỹgốc Hung gia lợi, Leo Szilard, trong thời gian khi hai người cùng thảo bức thư đềnghị tổng thống Roosevelt làm bom nguyên tử (năm 1939). Bản copy của bức thưđịnh mệnh này mang địa chỉ nhà riêng và chữ ký của Einstein được trang trọng đểtrong lồng kính. Có một đoạn quan trọng của bức thư được tô đỏ và dịch ra tiếngNhật. Trong đoạn này Einstein nói đến khả năng làm một loại bom cực kỳ mạnhvới sức tàn phá vô song chưa từng thấy và khẩn thiết đề nghị tổng thống Mỹ lập ramột chương trình chế tạo loại bom này. Đọc xong bức thư, Roosevelt không chầnchừ do dự và chương trình cực mật Manhattan ra đời.Việc Einstein đề nghị làm bom nguyên tử là một thường thức lịch sử, nhưng khiđối mặt với bức thư định mệnh này, tôi sốc. Tôi lặng lẽ bước ra ngoài thầm nghĩEinstein không những là một thiên tài khoa học mà cũng là một con người đạo đứcđầy tính nhân bản, ông tranh đấu cho công bằng xã hội, dân chủ, sự thật, nhânquyền suốt cả đời người. Là một người làm khoa học và hiểu rõ sức mạnh củacông thức E = mc2, phương trình cơ bản cho việc chế tạo bom nguyên tử, Einsteinthừa hiểu đây là một loại vũ khí hủy diệt. Nhưng động cơ nào đưa đẩy ông vào cõivô minh, khiến ông có thể viết một bức thư khuyến khích các chính trị gia lao đầuvào cuộc thí nghiệm trên cơ thể con người bằng phương pháp thảm sát tập thểđồng loại, tàn phá môi sinh, chưa nói đến những cuộc chạy đua vũ khí hạch nhâncho đến ngày hôm nay? Tôi thật sự hoang mang, không tìm ra câu trả lời.Qua cửa sổ tầng hai của Nhà Bảo tàng, tôi nhìn thấy vòm tưởng niệm đá hoacương và tòa nhà bị bom thấp thoáng đàng xa. Ánh sáng ban mai xuyên qua kẽ hởcủa những cụm mây dày mùa Thu làm rực sáng bãi cỏ xanh bên dưới; nổi bật lênnhững chiếc áo đồng phục màu vàng của đám trẻ con lớp mẫu giáo đang tung tăngtheo cô giáo như đàn gà con theo mẹ. Tôi vừa xốn xang nhìn về một quá khứ kinhhoàng, vừa đăm chiêu chiêm ngưỡng một hiện tại an bình. Chưa bao giờ trong tôilại nổi lên một tình cảm chán ghét chiến tranh đến thế...Hiroshima: MiyajimaHiroshima không phải chỉ có bom nguyên tử. Cách thành phố một giờ xe lửa vàqua một con phà sẽ đưa ta đến đảo Miyajima. Đứng trên con phà, ta sẽ thấy cáicổng đền (tiếng Nhật gọi là torii) cao 15 m màu đỏ rực xuất hiện từ xa, đứng sừngsững như in trên nền màu xanh tươi của rừng núi phía sau. Đây là một kiến trúcđặc thù Nhật Bản và cũng là hình ảnh biểu tượng của đất nước Thái dương Thầnnữ. Torii là cổng dựng trước những ngôi đền Thần đạo (Shinto). Kiến trúc nhữngđền Thần đạo hay chùa Phật giáo mang một sắc thái đặc biệt Phù Tang. Với nhữngnét chấm phá đơn giản, hình dạng và độ cong của mái ngói, chúng dễ dàng phânbiệt được với những kiến trúc Trung Quốc (Hình 7, 8). ]Hình 7: Cổng torii trong sương sớm -Di sản Thế giới- (ảnh của tác giả).Hình 8: Đền Thần đạo tại đảo Miyajima (ảnh của tác giả)Cổng torii và đền Thần đạo của đảo Miyajima nổi tiếng từ xưa vì nó được xây trênbãi biển vào năm 1168 và bây giờ là Di sản Thế giới. Một vị tướng quân cai trịvùng này thời đó có một ý tưởng là xây một ngôi đền nổi. Bãi biển là một nơi lýtưởng để dựng đền vì mỗi lần thủy triều lên, chân đền ngập nước và cho một cảmgiác nổi trên nước. Tôi đến nơi này vào một buổi sáng sớm khi thủy triều cònthấp. Nhiều phó nhòm chuyên nghiệp với dụng cụ nhiếp ảnh đắt tiền kiên nhẫnchờ đợi nước triều lên và hoàng hôn xuống để chụp được những bức ảnh nhiềumàu sắc mang sự hài hòa giữa kiến trúc của con người, rừng núi và bầu trời củathiên nhiên.Nagasaki: Thành phố lịch sửTừ Hiroshima tôi tiếp tục cuộc hành trình đi về hướng Tây tiến về đảo Kyushu đếnthành phố Nagasaki. Việc nối kết bốn hòn đảo chính bằng cầu hay đường hầmchạy dưới lòng biển là một kế hoạch manh nha t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: